Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm cho hay có phần chắc là cả chính phủ lẫn phe đối lập đều đã vi phạm các tội ác chống nhân loại ở Nam Sudan trong vụ tranh giành quyền lực bùng ra thành bạo động hồi tháng 12.
Hàng ngàn thường dân đã bị giết hại và gần 1 triệu nguời đã bị bứng gốc ra khỏi nhà kể từ khi các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir và cựu phó tổng thống Riek Machar bắt đầu đánh nhau.
Ngoài những vụ giết người tràn lan, toàn bộ các ngôi làng đã bị phá hủy, gia súc bị cướp, và của cải cá nhân bị tước đoạt.
Trong một bản phúc trình được bộ phận nhân quyền của Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan công bố hôm qua, các tác giả nhận thấy rằng có “cơ sở hợp lý” để tin rằng tất cả các bên trong vụ xung đột đều là tác giả của những vi phạm nghiêm trọng, kể cả các vụ giết người phi pháp, cưỡng bách mất tích, cưỡng hiếp, bắt giữ bừa bãi và tấn công có mục tiêu.
Bản phúc trình cũng nói rằng bản chất phổ biến và có hệ thống của nhiều vụ tấn công này, và sự biểu lộ tính cách phối hợp và kế hoạch cho thấy có cơ sở hợp lý để tin rằng có sự vi phạm một số tội ác chống nhân loại.
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Farhan Haq nói với các phóng viên rằng bản phúc trình đề nghị mở thêm các cuộc điều tra:
“Bản phúc trình đề nghị điều tra thêm và nói rằng các cuộc điều tra này phải đuợc xúc tiến mau chóng và dẫn tới việc bắt giữ và truy tố các thủ phạm. Các cuộc điều tra cũng phải đuợc tiến hành một cách độc lập và minh bạch theo đúng các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế.”
Phúc trình dài 62 trang ghi nhận chi tiết những vụ tấn công ở nhiều nơi trong nước và dựa vào hơn 900 cuộc phỏng vấn các nhân chứng và những người sống sót, nhiều người kể lại việc nhắm mục tiêu vào các cá nhân dựa trên sắc tộc của họ. Gần 90 ngàn thường dân đã tạm trú ở nhiều căn cứ của Liên Hiệp Quốc ở khắp nước.
Tuần trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay nói với Hội đồng Bảo an rằng bà đã cảnh cáo Tổng thống Kiir và ông Machar về trách nhiệm mà họ có thể phải nhận lãnh khi bà gặp hai người ở Nam Sudan. Bà cho biết:
“Tôi đã cảnh báo họ rằng chắc chắn họ sẽ là mục tiêu của các cuộc điều tra quốc tế có liên quan đến mức độ mà họ biết về những tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại mà các thuộc hạ của họ đã vi phạm và sự kiện họ đã không có biện pháp chính đáng để ngăn chặn các tội ác đó.”
Bản phúc trình chỉ trích chính phủ của Tổng thống Kiir là đã không buộc thủ phạm nhận lãnh trách nhiệm. Phúc trình nói trách nhiệm của chính quyền là điều tra những vụ vi phạm nhân quyền và truy tố thủ phạm. Mặc dầu chính phủ đã thừa nhận có sự vi phạm các tội ác và thiết lập các cơ chế trách nhiệm, bản phúc trình cảnh báo rằng có những vấn đề nghiêm trọng về việc các biện pháp này có cung cấp tính trách nhiệm thực sự hay không.
Hàng ngàn thường dân đã bị giết hại và gần 1 triệu nguời đã bị bứng gốc ra khỏi nhà kể từ khi các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir và cựu phó tổng thống Riek Machar bắt đầu đánh nhau.
Ngoài những vụ giết người tràn lan, toàn bộ các ngôi làng đã bị phá hủy, gia súc bị cướp, và của cải cá nhân bị tước đoạt.
Trong một bản phúc trình được bộ phận nhân quyền của Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan công bố hôm qua, các tác giả nhận thấy rằng có “cơ sở hợp lý” để tin rằng tất cả các bên trong vụ xung đột đều là tác giả của những vi phạm nghiêm trọng, kể cả các vụ giết người phi pháp, cưỡng bách mất tích, cưỡng hiếp, bắt giữ bừa bãi và tấn công có mục tiêu.
Bản phúc trình cũng nói rằng bản chất phổ biến và có hệ thống của nhiều vụ tấn công này, và sự biểu lộ tính cách phối hợp và kế hoạch cho thấy có cơ sở hợp lý để tin rằng có sự vi phạm một số tội ác chống nhân loại.
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Farhan Haq nói với các phóng viên rằng bản phúc trình đề nghị mở thêm các cuộc điều tra:
“Bản phúc trình đề nghị điều tra thêm và nói rằng các cuộc điều tra này phải đuợc xúc tiến mau chóng và dẫn tới việc bắt giữ và truy tố các thủ phạm. Các cuộc điều tra cũng phải đuợc tiến hành một cách độc lập và minh bạch theo đúng các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế.”
Phúc trình dài 62 trang ghi nhận chi tiết những vụ tấn công ở nhiều nơi trong nước và dựa vào hơn 900 cuộc phỏng vấn các nhân chứng và những người sống sót, nhiều người kể lại việc nhắm mục tiêu vào các cá nhân dựa trên sắc tộc của họ. Gần 90 ngàn thường dân đã tạm trú ở nhiều căn cứ của Liên Hiệp Quốc ở khắp nước.
Tuần trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay nói với Hội đồng Bảo an rằng bà đã cảnh cáo Tổng thống Kiir và ông Machar về trách nhiệm mà họ có thể phải nhận lãnh khi bà gặp hai người ở Nam Sudan. Bà cho biết:
“Tôi đã cảnh báo họ rằng chắc chắn họ sẽ là mục tiêu của các cuộc điều tra quốc tế có liên quan đến mức độ mà họ biết về những tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại mà các thuộc hạ của họ đã vi phạm và sự kiện họ đã không có biện pháp chính đáng để ngăn chặn các tội ác đó.”
Bản phúc trình chỉ trích chính phủ của Tổng thống Kiir là đã không buộc thủ phạm nhận lãnh trách nhiệm. Phúc trình nói trách nhiệm của chính quyền là điều tra những vụ vi phạm nhân quyền và truy tố thủ phạm. Mặc dầu chính phủ đã thừa nhận có sự vi phạm các tội ác và thiết lập các cơ chế trách nhiệm, bản phúc trình cảnh báo rằng có những vấn đề nghiêm trọng về việc các biện pháp này có cung cấp tính trách nhiệm thực sự hay không.