Đường dẫn truy cập

Phụ nữ thời cổ đã sống sót sau những cuộc chiến tranh như thế nào


Phụ nữ và trẻ em tỵ nạn người Syria tập trung tại biên giới ở Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ, 20/9/2014.
Phụ nữ và trẻ em tỵ nạn người Syria tập trung tại biên giới ở Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ, 20/9/2014.

Những câu chuyện cổ khắp nơi trên thế giới đang đem lại một cái nhìn sâu sắc về việc phụ nữ thời cổ đại đã sống sót những cuộc chiến tranh như thế nào. Lịch sử truyền miệng kể lại việc phụ nữ đã tự phát triển những sách lược để bảo vệ bản thân và con cái của họ.

please wait

No media source currently available

0:00 0:06:29 0:00
Tải xuống

Cho dù là từ hàng thế kỷ trước hay ngày nay, phụ nữ đã chịu đựng rất nhiều vì chiến tranh, mặc dù họ thường không phải là những người tham gia chiến đấu. Những câu chuyện được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho thấy phụ nữ đã sử dụng sự khôn ngoan của mình để vượt qua nghịch cảnh.

Bà Michelle Scalise Sugiyama, giảng viên môn nhân chủng học tại trường Đại học Oregon đã nghiên cứu những câu chuyện đó. Những câu chuyện này xuất xứ từ những bộ tộc người da đỏ Bắc Mỹ, người Eskimo ở Bắc Cực, thổ dân Australia, người San ở Nam Phi, và các bộ tộc ở Nam Mỹ. Bà nói rằng cả người bản địa và những nhà nhân chủng học đều đồng ý rằng cộng đồng loài người cổ khi còn ở giai đoạn săn bắt hái lượm đã truyền bá lại kiến thức của họ thông qua những câu chuyện truyền miệng chứ không phải bằng những tài liệu được ghi chép lại.

“Mối quan tâm chính của tôi đó là việc kể những câu chuyện như vậy đã đóng vai trò như thế nào trong sự tiến hóa của loài người và nó đã xuất hiện từ bao giờ trong thời tiền sử của con người. Lý luận cơ bản của tôi trong bài nghiên cứu của mình là nó đã xuất hiện cách đây từ hàng ngàn, hàng chục ngàn năm, cho tới khi tất cả con người trên hành tinh này bắt đầu kiếm sống bằng cách săn bắt và hái lượm. Vì thế mà tôi bắt đầu hỏi bản thân mình rằng, những kiểu thông tin như thế nào đã xuất hiện để con người tìm đến việc kiếm sống bằng việc săn bắt hái lượm? Những vấn đề cơ bản mà họ phải đối mặt là gì? Và chiến tranh là một trong những vấn đề đó.”

Bà Sugiyama nói rằng có rất nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện về tâm lý tiến hóa trong chiến tranh và khi nó bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ tiền lịch sử con người. Nhưng bà nói rằng có rất ít thông tin về phụ nữ và chiến tranh qua các giai đoạn.

“Cuộc nghiên cứu tập trung vào đàn ông bởi vì chiến tranh bởi lẽ chiến tranh thường do đàn ông gây ra, đặc biệt trong những xã hội loạn lạc. Phụ nữ là nạn nhân của nó. Họ tự bảo vệ bản thân nhưng họ không thực sự tham gia vào việc tấn công những nhóm người khác. Cuộc nghiên cứu tập trung vào việc tại sao đàn ông có động lực tham gia vào hành vi kiểu như thế này. Những lợi ích có thể là gì, và việc tâm lý đàn ông đã được hình thành như thế nào để khiến đàn ông tham gia vào chiến tranh.”

Bà Scalise Sugiyama nói rằng những câu chuyện truyền miệng cung cấp những khuôn mẫu hành vi dài hạn mà những công trình khảo cổ chẳng hạn không thể cung cấp. Bà nói rằng đàn ông chết nhiều trong chiến tranh hơn phụ nữ, nhưng bà cũng nói rằng phụ nữ bị ảnh hưởng vì những cuộc chiến về nhiều mặt.

Bà Martha Mark ở Chibok, Nigeria, mẹ của em gái Monica Mark bị bắt cóc, khóc trong khi cho phóng viên xem ảnh con gái mình.
Bà Martha Mark ở Chibok, Nigeria, mẹ của em gái Monica Mark bị bắt cóc, khóc trong khi cho phóng viên xem ảnh con gái mình.

“Chết trong những lần tiếp xúc bạo lực không phải là cái giá có thể duy nhất của chiến tranh, đặc biệt là trong trường hợp của phụ nữ. Phụ nữ thông thường bị bắt giữ và trẻ em cũng vậy, trong khi đàn ông có khả năng bị giết hơn. Họ thường không bị bắt giữ. Vì thế mà nó khiến tôi bắt đầu nghĩ tới về những cách khác nhau mà một cuộc chiến ảnh hưởng tới phụ nữ.”

Bà đưa ra một ví dụ việc phụ nữ giữa một cuộc chiến có thể phản ứng như thế nào.

“Nếu một người phụ nữ bị bắt giữ và muốn trốn thoát, một mẩu thông tin rất hữu ích đó là địa hình giữa ngôi làng kẻ thù mà bạn đang bị đem tới và ngôi làng nơi bạn muốn trở về là như thế nào. Bạn phải tìm cách tìm đường trở về. Một thông tin hữu ích khác sẽ là những nhóm kẻ thù khác nhau này, đang sống quanh mình, chúng đối xử với những người mà chúng bắt như thế nào? Chúng có nhận nuôi những người này, chào đón họ gia nhập bộ tộc, và đối xử với họ như những thành viên trong nhóm chúng hay không? Chúng có tra tấn họ không? Chúng có cưỡng hiếp họ không?”

Vì thế, liệu phản kháng lại những kẻ tấn công hay cứ ngoan ngoãn nghe theo lệnh của chúng vì như vậy sẽ không bị giết là sẽ tốt hơn? Theo bà Sugiyama, một chiến lược khác có thể sử dụng đó là tình dục để trốn thoát.

“Phụ nữ thường bị bắt làm vợ. Vì thế mà cô ấy sẽ có thể giả bộ là thích người chồng mới. Và rồi khi có cơ hội trốn thoát, cô ấy sẽ thường dụ kẻ thù quan hệ tình dục một cách cuồng nhiệt để khiến chúng mệt mỏi và chìm vào giấc ngủ sâu. Và ngay khi hắn ta thiếp đi, cô ấy sẽ giết hắn ta. Hoặc đôi khi chồng thật của cô ấy sẽ giết hắn. Chồng cô ấy có thể cũng tham gia vào nỗ lực giúp cô ấy trốn thoát. Vì thế anh ta sẽ lẻn vào căn lều sau khi kẻ thù kiệt sức, giết hắn ta, và sau đó hai vợ chồng họ sẽ trốn đi.”

Giảng viên bộ môn nhân chủng học nói rằng cái gọi là Hội chứng Stockholm có thể là gốc rễ tổ tiên. Đó là lúc những con tin phát triển mối quan hệ tốt với những kẻ bắt giữ trong những điều kiện bị ngược đãi.

“Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu, tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thực ra không hề có một tiêu chí nào được xác nhận trong việc chẩn đoán hội chứng đó. Nó không được cộng đồng y khoa công nhận là một chứng rối loạn tâm thần. Và điều này gợi ý rằng nó có thể là một kỹ thuật, một chiến lược đối phó. Nó có thể gia tăng cơ hội sống sót cho người bị bắt giữ bằng cách thúc đẩy cô ấy đồng cảm với kẻ bắt giữ, chấp nhận quan điểm của chúng để cô ấy có thể thích nghi với một xã hội mới.”

Bà Scalise Sugiyama nói rằng bà băn khoăn rằng liệu tình trạng tâm lý này có thể đúng với trường hợp của hàng trăm em gái bị nhóm chủ chiến Boko Haram ở Nigeria bắt cóc hồi đầu năm nay hay không.

“Khi phụ nữ bị bắt giữ, họ bị đặt trong một vị trí rất khó khăn, đó là bạn không biết rằng liệu mình sẽ được giải cứu hay không. Vì thế bạn không biết liệu mình sẽ sống nốt phần đời còn lại trong xã hội mới này mà về cơ bản bạn là kẻ thù của họ, một người ngoài cuộc, hay là bạn sẽ cố gắng để quay trở về với xã hội nơi bạn sinh ra, với nhóm người không coi bạn là kẻ thù.”

Bà nói rằng cuộc nghiên cứu của bà có thể đưa tới một sự hỗ trợ xã hội và tâm lý tốt hơn cho những phụ nữ bị ảnh hưởng của chiến tranh. Kết quả nghiên cứu được công bố trong chuyên san Springer’s Human Nature.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG