Đường dẫn truy cập

Philippines áp thuế quan mới lên xi-măng Việt Nam


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) vỗ tay khi chứng kiến buổi lễ ký các hiệp ước tại Bắc Kinh, ngày 29/8/2019.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) vỗ tay khi chứng kiến buổi lễ ký các hiệp ước tại Bắc Kinh, ngày 29/8/2019.

Xi-măng nhập khẩu gia tăng, chính yếu là từ Việt Nam, đã khiến chính phủ Philippines áp đặt thuế quan lên vật liệu xây dựng trong lúc nước này tìm cách bảo vệ công nghiệp nội địa từ những hàng hóa cạnh tranh rẻ hơn, theo Nikkei Asian Review.

Ngày 3/9, Manila loan báo sẽ thi hành những biện pháp trong 3 năm, tiếp theo những động thái trước đây áp đặt thuế quan bảo hộ tạm thời lên gốm sứ và gạch lát tường cũng như kính trong và kính phủ màu đen.

Nhu cầu xi-măng gia tăng giữa lúc Tổng thống Rodrigo Duterte đẩy mạnh chương trình hạ tầng cơ sở trị giá 180 tỉ đô la với khẩu hiệu “Xây, Xây, Xây” để thu hút thêm đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm.

Thuế quan trị giá 250 peso (4,8 đô la) sẽ được áp đặt lên mỗi mét khối xi-măng nhập khẩu trong năm đầu tiên, giảm xuống 225 peso trong năm kế tiếp và 200 peso vào năm thứ ba và năm cuối cùng, theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines. Biện pháp này được duyệt xét lại mỗi năm, sẽ có hiệu lực 15 ngày sau khi được loan báo.

Thuế quan thấp hơn 297 peso mỗi mét khối được Ủy ban Thuế quan của Philippines khuyến nghị vào tháng trước.

Dẫn lý do về tổn hại khả dĩ cho lãnh vực xi-măng nội địa, năm ngoái, Philippines mở cuộc điều tra về việc gia tăng xi-măng nhập khẩu, tăng khoản 3 triệu mét khối trong năm 2017 từ 3.600 mét khối vào năm 2013. Khoản 75% xi-măng nhập khẩu từ Việt Nam, 18% từ Trung Quốc, và 8% từ Thái Lan, theo Bộ Thương mại Philippines.

Manila áp đặt thuế quan tạm thời 210 peso trong 200 ngày trước đây trong năm để bảo vệ các nhà đầu tư trong nước vốn bị thiệt hại vì xi-măng nhập khẩu gia tăng.

Việt Nam chưa trả lời yêu cầu bình luận của Nikkei Asian Review. Tháng 6 năm nay, Việt Nam cảnh báo là biện pháp bảo hộ mậu dịch này vi phạm các qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

(Nguồn Nikkei Asia Review)

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG