MANILA —
Các giới chức Philippines cho biết 12 ngư phủ trên chiếc tàu Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cáo trạng sau khi tàu của họ mắc cạn trên một bãi san hô được bảo vệ ở vùng tây nam Philippines. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật chi tiết sau đây.
Văn phòng Quản lý Công viên Thiên nhiên Bãi san hô Tubbataha cho biết chiếc tàu đánh cá bị mắc cạn trên một bãi đá ngầm gần các doanh trại của nhân viên canh gác công viên.
Nhân viên ở đây đã chụp hình chiếc tàu Trung Quốc mà họ nói là có ngư cụ nhưng không có cá hoặc hải sản trên tàu.
Phát ngôn viên Văn phòng Quản lý Tubbataha, bà Glenda Simon, cho biết những chứng cớ đó đủ để truy tố những người này về cáo trạng đầu tiên là đánh bắt trái phép, dựa theo luật lệ của Philippines.
Bà Simon nói: "Sự hiện diện của một chiếc tàu đánh cá bên trong một khu vực được bảo vệ, nhất là khu Tubbatah, là bằng chứng tiên khởi của hoạt động đánh cá, cho dù họ không bị bắt trong lúc đánh cá trong công viên.
Bà Simon nói rằng những cáo trạng khác có thể bao gồm xâm nhập trái phép, gây hư hại cho bãi san hô và tội hối lộ. Tin tức cho biết các ngư phủ này đã định hối lộ 2.400 đô la cho nhân viên canh gác công viên để những người này thả tàu của họ."
Khu san hô Tubbataha rộng 97.000 héc ta ở Biển Sulu là một địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là nơi thu hút rất nhiều người lặn tiêu khiển. Khu vực này nằm xa những bãi đá ngầm và những đảo nhỏ mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Bà Simon cho biết Lực lượng Tuần duyên Philippines đang giám sát các hoạt động đưa chiếc tàu đánh cá dài 48 mét của Trung Quốc đi nơi khác. Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Tây, Thiếu tá Oliver Bacaria, cho biết chiếc tàu chưa được dời di vì biển động.
Ông Bacaria nói rằng các giới chức vẫn chưa xác định chắc chắn là những ngư phủ đó có phải là công dân Trung Quốc hay không. Ông cho biết những người đó nói tiếng Hoa với một thông dịch viên tiếng Hoa của quân đội. Ông cũng cho biết 3 giới chức sứ quán Trung Quốc đã đến thăm 12 ngư phủ đó hồi sáng thứ tư.
Ông Bacaria nói: "Nhưng dĩ nhiên, các giới chức này không được phép nói chuyện với những người đó. Họ chỉ có thể trông thấy những người này từ xa."
Theo dự liệu, giới hữu trách Philippines sẽ cho phép các nhà ngoại giao Trung Quốc gặp gỡ 12 ngư phủ khi những người này bị chính thức khởi tố.
Hôm nay, một đám đông mười mấy người đã biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila. Họ mang theo những biểu ngữ đòi Trung Quốc “cút khỏi Tubbataha.” Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines không trả lời điện thoại của các nhà báo.
Vụ này xảy ra gần một năm sau khi các tàu của Trung Quốc và Philippines đối đầu với nhau tại một vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là vụ mắc cạn thứ nhì tại khu san hô này trong vài tháng qua. Hồi tháng giêng, chiếc tàu dọn mìn USS Guardian dài 62 mét của hải quân Mỹ đã bị mắc kẹt 73 ngày. Để tránh gây hư hại thêm cho khu san hô, giới hữu trách đã tháo chiếc tàu và dùng cần cẩu để trục từng mảnh một. Các mảnh cuối cùng đã được dời đi cách nay 10 ngày.
Chính phủ Philippines yêu cầu Hoa Kỳ nộp phạt khoảng 1 triệu rưỡi đô la vì vụ việc mà họ nói là gây hư hại cho hơn 2 ngàn mét vuông san hô.
Phát ngôn viên Glenda Simon của Văn phòng Quản lý Tubbataha cho biết việc trục chiếc tàu đánh cá Trung Quốc không mất nhiều thời gian vì tàu này nhỏ hơn tàu USS Guardian.
Văn phòng Quản lý Công viên Thiên nhiên Bãi san hô Tubbataha cho biết chiếc tàu đánh cá bị mắc cạn trên một bãi đá ngầm gần các doanh trại của nhân viên canh gác công viên.
Nhân viên ở đây đã chụp hình chiếc tàu Trung Quốc mà họ nói là có ngư cụ nhưng không có cá hoặc hải sản trên tàu.
Phát ngôn viên Văn phòng Quản lý Tubbataha, bà Glenda Simon, cho biết những chứng cớ đó đủ để truy tố những người này về cáo trạng đầu tiên là đánh bắt trái phép, dựa theo luật lệ của Philippines.
Bà Simon nói: "Sự hiện diện của một chiếc tàu đánh cá bên trong một khu vực được bảo vệ, nhất là khu Tubbatah, là bằng chứng tiên khởi của hoạt động đánh cá, cho dù họ không bị bắt trong lúc đánh cá trong công viên.
Bà Simon nói rằng những cáo trạng khác có thể bao gồm xâm nhập trái phép, gây hư hại cho bãi san hô và tội hối lộ. Tin tức cho biết các ngư phủ này đã định hối lộ 2.400 đô la cho nhân viên canh gác công viên để những người này thả tàu của họ."
Khu san hô Tubbataha rộng 97.000 héc ta ở Biển Sulu là một địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là nơi thu hút rất nhiều người lặn tiêu khiển. Khu vực này nằm xa những bãi đá ngầm và những đảo nhỏ mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Bà Simon cho biết Lực lượng Tuần duyên Philippines đang giám sát các hoạt động đưa chiếc tàu đánh cá dài 48 mét của Trung Quốc đi nơi khác. Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Tây, Thiếu tá Oliver Bacaria, cho biết chiếc tàu chưa được dời di vì biển động.
Ông Bacaria nói rằng các giới chức vẫn chưa xác định chắc chắn là những ngư phủ đó có phải là công dân Trung Quốc hay không. Ông cho biết những người đó nói tiếng Hoa với một thông dịch viên tiếng Hoa của quân đội. Ông cũng cho biết 3 giới chức sứ quán Trung Quốc đã đến thăm 12 ngư phủ đó hồi sáng thứ tư.
Ông Bacaria nói: "Nhưng dĩ nhiên, các giới chức này không được phép nói chuyện với những người đó. Họ chỉ có thể trông thấy những người này từ xa."
Theo dự liệu, giới hữu trách Philippines sẽ cho phép các nhà ngoại giao Trung Quốc gặp gỡ 12 ngư phủ khi những người này bị chính thức khởi tố.
Hôm nay, một đám đông mười mấy người đã biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila. Họ mang theo những biểu ngữ đòi Trung Quốc “cút khỏi Tubbataha.” Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines không trả lời điện thoại của các nhà báo.
Vụ này xảy ra gần một năm sau khi các tàu của Trung Quốc và Philippines đối đầu với nhau tại một vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là vụ mắc cạn thứ nhì tại khu san hô này trong vài tháng qua. Hồi tháng giêng, chiếc tàu dọn mìn USS Guardian dài 62 mét của hải quân Mỹ đã bị mắc kẹt 73 ngày. Để tránh gây hư hại thêm cho khu san hô, giới hữu trách đã tháo chiếc tàu và dùng cần cẩu để trục từng mảnh một. Các mảnh cuối cùng đã được dời đi cách nay 10 ngày.
Chính phủ Philippines yêu cầu Hoa Kỳ nộp phạt khoảng 1 triệu rưỡi đô la vì vụ việc mà họ nói là gây hư hại cho hơn 2 ngàn mét vuông san hô.
Phát ngôn viên Glenda Simon của Văn phòng Quản lý Tubbataha cho biết việc trục chiếc tàu đánh cá Trung Quốc không mất nhiều thời gian vì tàu này nhỏ hơn tàu USS Guardian.