MANILA —
Một thỏa thuận đang được đề nghị tăng cường việc luân chuyển binh sĩ Mỹ tại Philippines tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ trong một nước đang phải đối mặt với những thách thức về sự xác nhận chủ quyền ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhưng, Thông tín viên Simone Orendain tường trình rằng trong những ngày trước chuyến viếng thăm Manila của Tổng thống Barack Obama, một số người chống đối cũng lên tiếng mạnh mẽ hơn.
Quân đội Philippines cũng như giới kinh doanh và truyền thông địa phương thường có cái nhìn thiện cảm đối với một đề nghị cho phép các chiến hạm và máy bay Hoa Kỳ ghé lại Philippines ngày càng nhiều.
Tuy nhiên hầu hết những tổ chức thiên tả chống đối việc này thường nêu lên những oán trách lịch sử.
Ông Renato Reyes là Tổng Thư Ký của đảng Liên minh Ái quốc Mới và là người tổ chức những cuộc biểu tình chống Mỹ trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama. Ông nói kể từ cuối những năm 1880 khi Hoa Kỳ đô hộ Philippines, binh sĩ Mỹ hiện diện đông đảo tại Philippines. Và ông Reyes nói luật Philippines không có ảnh hưởng gì đối với binh sĩ Mỹ vi phạm.
Ông Reyes nói: “Vấn đề là người Mỹ luôn luôn tìm cách tránh né luật của chúng tôi và đặt họ lên trên các luật lệ của Philippines và trong tiến trình này họ thực sự vi phạm chủ quyền của chúng tôi. Do đó thỏa thuận sắp được ký sẽ mang trở lại những vấn đề cũ khi chúng tôi có những căn cứ của Hoa Kỳ tại Philippines.”
Những tiền đồn quân sự của Hoa Kỳ có mặt tại Philippines kể từ thời kỳ thuộc địa và sau Thế chiến Thứ hai những căn cứ này được mở rộng. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện Philippines quyết định đóng cửa những căn cứ trước áp lực mạnh mẽ trong nước.
Ông Reyes nói cho quân đội Mỹ đặt căn cứ “vi phạm chủ quyền của chúng ta, để lại những chất thải độc hại mà cho tới nay chưa được dọn sạch và làm cho vấn đề mãi dâm tệ hại hơn.”
Vào năm 1999, Philippines và Hoa Kỳ ký một thỏa thuận về những chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ cho phép Hoa Kỳ luân chuyển binh sĩ đến miền nam Philippines để huấn luyện binh lính địa phương về những chiến thuật chống khủng bố.
Các nhà thương thuyết Philippines nói theo đề nghị mới, sẽ không có những căn cứ thường trực của Mỹ, phù hợp với hiến pháp Philippines. Và thỏa thuận kéo dài không quá 20 năm. Thỏa thuận cũng yêu cầu được vào những cơ sở tạm thời của Hoa Kỳ trong những căn cứ của Philippines.
Sự kiện này cũng không làm dịu bớt những chống đối. Bà Joms Salvador Tổng Thư Ký của tổ chức về quyền của phụ nữ Gabriela, nói thỏa thuận đặt căn bản chiến lược cho chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á, nơi quân đội Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh. Bà nói:
“Chúng tôi quan tâm sâu xa là việc này sẽ lôi cuốn người dân Philippines vào những trò chơi về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ đang làm và mang những nguy hiểm của chiến tranh đến với người dân của chúng tôi.”
Philippines, được mọi người xem là có quân đội yếu kém, đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về một số đảo nhỏ giàu tài nguyên tại Biển Nam Trung Hoa. Và hiện đang có những ủng hộ mạnh mẽ có được Hoa Kỳ ở bên cạnh để chống lại việc Trung Quốc tăng cường xác nhận chủ quyền của họ gần như toàn bộ vùng biển này.
Brunei, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền trong vùng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Quản trị Philippines Rafael Alunan nói trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không cho người Philippines vào 3 bãi cạn và vùng đá ngầm có giá trị về phương diện kinh tế nằm trong vùng 370 kilômét đặc quyền về kinh tế của Philippines. Ông nói:
“Cá nhân tôi hoan nghênh hiệp ước an ninh mới vì sẽ giúp đất nước chúng tôi bảo vệ danh dự, lãnh thổ và tài nguyên vào lúc chúng tôi cố gắng xây dựng quốc phòng trước những nguy hiểm rõ rệt và hiện tại mà Trung Quốc đặt ra trong vùng.”
Nhà phân tích chính trị Ramon Casiple có trụ sở tại Manila nói những tiếng nói thông thường chống lại các mối quan hệ quân sự Hoa Kỳ-Philippines được sự ủng hộ của người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao Thượng viện muốn duyệt xét lại thỏa thuận này. Ông nói:
“Có những tranh cãi nghiêm trọng như là vấn đề dân tộc, vấn đề mãi dâm, những ảnh thưởng thông thường, hay là chính trị trong nước. Tuy nhiên tôi không nghĩ những tranh cãi này ở mức độ có thể đe dọa đến thỏa thuận.”
Thỏa thuận, không cần Quốc hội thông qua hy vọng sẽ được ký trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama vào tuần tới. Ông Renato Reyes nói một khi các chi tiết được công bố, các người chống đối dự trù sẽ đưa vấn đề này ra trước Tối cao Pháp viện.
Quân đội Philippines cũng như giới kinh doanh và truyền thông địa phương thường có cái nhìn thiện cảm đối với một đề nghị cho phép các chiến hạm và máy bay Hoa Kỳ ghé lại Philippines ngày càng nhiều.
Tuy nhiên hầu hết những tổ chức thiên tả chống đối việc này thường nêu lên những oán trách lịch sử.
Ông Renato Reyes là Tổng Thư Ký của đảng Liên minh Ái quốc Mới và là người tổ chức những cuộc biểu tình chống Mỹ trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama. Ông nói kể từ cuối những năm 1880 khi Hoa Kỳ đô hộ Philippines, binh sĩ Mỹ hiện diện đông đảo tại Philippines. Và ông Reyes nói luật Philippines không có ảnh hưởng gì đối với binh sĩ Mỹ vi phạm.
Ông Reyes nói: “Vấn đề là người Mỹ luôn luôn tìm cách tránh né luật của chúng tôi và đặt họ lên trên các luật lệ của Philippines và trong tiến trình này họ thực sự vi phạm chủ quyền của chúng tôi. Do đó thỏa thuận sắp được ký sẽ mang trở lại những vấn đề cũ khi chúng tôi có những căn cứ của Hoa Kỳ tại Philippines.”
Những tiền đồn quân sự của Hoa Kỳ có mặt tại Philippines kể từ thời kỳ thuộc địa và sau Thế chiến Thứ hai những căn cứ này được mở rộng. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện Philippines quyết định đóng cửa những căn cứ trước áp lực mạnh mẽ trong nước.
Ông Reyes nói cho quân đội Mỹ đặt căn cứ “vi phạm chủ quyền của chúng ta, để lại những chất thải độc hại mà cho tới nay chưa được dọn sạch và làm cho vấn đề mãi dâm tệ hại hơn.”
Vào năm 1999, Philippines và Hoa Kỳ ký một thỏa thuận về những chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ cho phép Hoa Kỳ luân chuyển binh sĩ đến miền nam Philippines để huấn luyện binh lính địa phương về những chiến thuật chống khủng bố.
Các nhà thương thuyết Philippines nói theo đề nghị mới, sẽ không có những căn cứ thường trực của Mỹ, phù hợp với hiến pháp Philippines. Và thỏa thuận kéo dài không quá 20 năm. Thỏa thuận cũng yêu cầu được vào những cơ sở tạm thời của Hoa Kỳ trong những căn cứ của Philippines.
Sự kiện này cũng không làm dịu bớt những chống đối. Bà Joms Salvador Tổng Thư Ký của tổ chức về quyền của phụ nữ Gabriela, nói thỏa thuận đặt căn bản chiến lược cho chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á, nơi quân đội Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh. Bà nói:
“Chúng tôi quan tâm sâu xa là việc này sẽ lôi cuốn người dân Philippines vào những trò chơi về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ đang làm và mang những nguy hiểm của chiến tranh đến với người dân của chúng tôi.”
Philippines, được mọi người xem là có quân đội yếu kém, đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về một số đảo nhỏ giàu tài nguyên tại Biển Nam Trung Hoa. Và hiện đang có những ủng hộ mạnh mẽ có được Hoa Kỳ ở bên cạnh để chống lại việc Trung Quốc tăng cường xác nhận chủ quyền của họ gần như toàn bộ vùng biển này.
Brunei, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền trong vùng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Quản trị Philippines Rafael Alunan nói trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không cho người Philippines vào 3 bãi cạn và vùng đá ngầm có giá trị về phương diện kinh tế nằm trong vùng 370 kilômét đặc quyền về kinh tế của Philippines. Ông nói:
“Cá nhân tôi hoan nghênh hiệp ước an ninh mới vì sẽ giúp đất nước chúng tôi bảo vệ danh dự, lãnh thổ và tài nguyên vào lúc chúng tôi cố gắng xây dựng quốc phòng trước những nguy hiểm rõ rệt và hiện tại mà Trung Quốc đặt ra trong vùng.”
Nhà phân tích chính trị Ramon Casiple có trụ sở tại Manila nói những tiếng nói thông thường chống lại các mối quan hệ quân sự Hoa Kỳ-Philippines được sự ủng hộ của người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao Thượng viện muốn duyệt xét lại thỏa thuận này. Ông nói:
“Có những tranh cãi nghiêm trọng như là vấn đề dân tộc, vấn đề mãi dâm, những ảnh thưởng thông thường, hay là chính trị trong nước. Tuy nhiên tôi không nghĩ những tranh cãi này ở mức độ có thể đe dọa đến thỏa thuận.”
Thỏa thuận, không cần Quốc hội thông qua hy vọng sẽ được ký trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama vào tuần tới. Ông Renato Reyes nói một khi các chi tiết được công bố, các người chống đối dự trù sẽ đưa vấn đề này ra trước Tối cao Pháp viện.