Hải quân Philippines sắp quay trở lại một hòn đảo ở Biển Đông mà Manila để rơi vào tay Việt Nam cách đây 40 năm để tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị với thủy thủ Việt Nam, một động thái chứng tỏ sự hợp tác của hai nước láng giềng ở Đông Nam Á cùng có tranh chấp ở vùng biển giàu tài nguyên này trước thái độ lấn lướt giành chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Reuters ngày 10/4 dẫn nguồn tin từ giới chức quân sự Việt Nam và Philippines cho biết một đoàn hải quân hùng hậu gồm 40 thành viên sẽ trở lại đảo Song Tử Tây (có tên gọi quốc tế là Southwest Cay) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu tháng 6 tới đây. Hai bên chưa tiết lộ thời điểm cụ thể nhưng cho biết là hải quân Trung Quốc không được mời.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chưa nhận được thông tin về sự kiện này.
Đảo này nay thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa) là đảo lớn thứ sáu trong quần đảo Trường Sa và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.
Quân đội Philippines chiếm đóng Song Tử Đông và Song Tử Tây năm 1968, đặt tên là Parola và Pugad. Việt Nam lấy lại Song Tử Tây này từ đầu năm 1975 khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ quân đánh chiếm đảo trong lúc binh sĩ Philippines đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng một vị chỉ huy trên đảo đó.
Giới chức hải quân Philippines cho biết thời gian gần đây, hải quân Việt Nam và Philippines nhất trí mở rộng hợp tác tại các khu vực có tranh chấp và một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường của Việt Nam sắp ghé thăm Manila.
Nguồn tin này cũng cho hay Tổng Tư lệnh quân đội Philippines, Tướng Emmanuel Bautista, theo dự kiến sẽ sang thăm Hà Nội vào tháng sau.
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario đầu tuần này loan báo cả Manila và Hà Nội đang liên lạc với Malaysia để trao đổi ý kiến về cách xử lý hiệu quả nhất trước chính sách bành trướng và các động thái dành chủ quyền gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các nhà ngoại giao trong khu vực thừa nhận rằng sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng ở các vùng biển Châu Á là động lực thúc đẩy các nước trong khu vực xích lại gần nhau và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Giới ngoại giao và các chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh đang hết sức chú ý tới việc hai nước Việt Nam và Philippines nối lại các mối quan hệ hữu nghị.
Trung Quốc trước đây từng lên tiếng phản đối kế hoạch giữa Manila và Hà Nội về các cuộc diễn tập chung xung quanh hai đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông khi vấn đề này lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2012.
Trong khi đó, Việt Nam và Malaysia đang theo dõi vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế.
Đáp câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines nộp Bản lập luận trong vụ kiện với Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/4 nhấn mạnh: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tiến trình của vụ kiện” và “sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.”
Ông Bình khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Nguồn: Reuters, GMA News
Reuters ngày 10/4 dẫn nguồn tin từ giới chức quân sự Việt Nam và Philippines cho biết một đoàn hải quân hùng hậu gồm 40 thành viên sẽ trở lại đảo Song Tử Tây (có tên gọi quốc tế là Southwest Cay) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu tháng 6 tới đây. Hai bên chưa tiết lộ thời điểm cụ thể nhưng cho biết là hải quân Trung Quốc không được mời.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chưa nhận được thông tin về sự kiện này.
Đảo này nay thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa) là đảo lớn thứ sáu trong quần đảo Trường Sa và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.
Quân đội Philippines chiếm đóng Song Tử Đông và Song Tử Tây năm 1968, đặt tên là Parola và Pugad. Việt Nam lấy lại Song Tử Tây này từ đầu năm 1975 khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ quân đánh chiếm đảo trong lúc binh sĩ Philippines đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng một vị chỉ huy trên đảo đó.
Giới chức hải quân Philippines cho biết thời gian gần đây, hải quân Việt Nam và Philippines nhất trí mở rộng hợp tác tại các khu vực có tranh chấp và một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường của Việt Nam sắp ghé thăm Manila.
Nguồn tin này cũng cho hay Tổng Tư lệnh quân đội Philippines, Tướng Emmanuel Bautista, theo dự kiến sẽ sang thăm Hà Nội vào tháng sau.
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario đầu tuần này loan báo cả Manila và Hà Nội đang liên lạc với Malaysia để trao đổi ý kiến về cách xử lý hiệu quả nhất trước chính sách bành trướng và các động thái dành chủ quyền gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các nhà ngoại giao trong khu vực thừa nhận rằng sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng ở các vùng biển Châu Á là động lực thúc đẩy các nước trong khu vực xích lại gần nhau và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Giới ngoại giao và các chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh đang hết sức chú ý tới việc hai nước Việt Nam và Philippines nối lại các mối quan hệ hữu nghị.
Trung Quốc trước đây từng lên tiếng phản đối kế hoạch giữa Manila và Hà Nội về các cuộc diễn tập chung xung quanh hai đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông khi vấn đề này lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2012.
Trong khi đó, Việt Nam và Malaysia đang theo dõi vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế.
Đáp câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines nộp Bản lập luận trong vụ kiện với Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/4 nhấn mạnh: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tiến trình của vụ kiện” và “sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.”
Ông Bình khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Nguồn: Reuters, GMA News