BẮC KINH —
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người tương cấp phía Trung Quốc đã dùng những lời lẽ cứng rắn để nói chuyện với nhau về những mục tiêu chính sách của Trung Quốc trong khu vực. Cuộc họp hôm nay ở Bắc Kinh diễn ra trong lúc ông Hagel thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc trong 3 ngày để cải thiện quan hệ quân sự giữa hai nước. Mời quí vị theo dõi thêm các chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về từ Bắc Kinh.
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Hagel diễn ra vào một thời điểm mà các mối căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng. Ông và Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã dùng những lời lẽ cứng rắn khi mô tả những mục tiêu chính sách trái ngược nhau của hai nước trong khu vực. Ông Hagel đả kích việc Trung Quốc tháng 11 năm ngoái đã thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm lãnh thổ có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa.
"Hoa Kỳ đã nói rất rõ về vấn đề này. Và điều đó là, thứ nhất, các nước có quyền thiết lập vùng phòng không, nhưng không có quyền thiết lập một cách đơn phương, không có sự hợp tác, không có sự tham khảo ý kiến. Điều đó là gia tăng những mối căng thẳng, những sự ngộ nhận, và rốt cuộc có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột và thậm chí có thể đưa tới những vụ xung đột nguy hiểm."
Ông Hagel đến Bắc Kinh sau khi ghé thăm Nhật Bản. Tại đây, ông nói với các nhà báo rằng Trung Quốc phải minh bạch hơn về việc tăng cường sức mạnh quân sự và cần phải có sự tôn trọng nhiều hơn đối với các nước láng giềng.
Đáp lại những lời chỉ trích của ông Hagel, người đứng đầu bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng nước ông không bao giờ gây hấn với Nhật Bản một cách không cần thiết nhưng luôn luôn sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình. "Đối với những vụ tranh chấp chủ quyền các hòn đảo nhỏ và ranh giới trên biển, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề này thông qua các cuộc đàm phán với các nước có liên hệ trực tiếp."
Trung Quốc và Nhật Bản đang vướng vào một vụ tranh chấp gay gắt liên quan tới chủ quyền của quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku ở Biển Đông Trung Hoa.
Năm ngoái, Trung Quốc đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm các hòn đảo đó và tự ý tuyên bố có quyền thực hiện hành động trả đũa đối với những phi cơ nào bay qua vùng này mà không có sự chấp thuận trước của Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh cũng tranh cãi với nhau về những vụ tấn công mạng. Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc liên tục thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân của Mỹ. Theo dự liệu, ông Hagel sẽ thúc giục Trung Quốc gia tăng sự minh bạch của chính sách về vấn đề tin tặc, với cam kết là Hoa Kỳ sẽ có hành động để bù đáp một cách thích đáng. Ông Thành Hiểu Hà là giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ông nói rằng cả ông Hagel và ông Thường Vạn Toàn đều là người xuất thân từ quân đội nên đôi bên có thể trao đổi với nhau tốt hơn về những vấn đề nhạy cảm.
"Ông Hagel không phải là một nhà ngoại giao. Ông ấy là một người của quân đội. Do đó ông ấy chắc là sẽ nói chuyện với người tương nhiệm của mình một cách thẳng thắn và tôi tin rằng nhân vật tương nhiệm của ông phía Trung Quốc cũng sẽ hành xử với một cung cách tương tự như vậy."
Hôm qua, ông Hagel trở thành giới chức nước ngoài đầu tiên lên thăm chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc.
Chiếc tàu sân bay này chưa vận hành một cách đầy đủ nhưng có khả năng làm nơi cất cánh của các chiếc chiến đấu cơ phản lực. Tàu này là một biểu tượng của sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Hagel diễn ra vào một thời điểm mà các mối căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng. Ông và Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã dùng những lời lẽ cứng rắn khi mô tả những mục tiêu chính sách trái ngược nhau của hai nước trong khu vực. Ông Hagel đả kích việc Trung Quốc tháng 11 năm ngoái đã thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm lãnh thổ có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa.
"Hoa Kỳ đã nói rất rõ về vấn đề này. Và điều đó là, thứ nhất, các nước có quyền thiết lập vùng phòng không, nhưng không có quyền thiết lập một cách đơn phương, không có sự hợp tác, không có sự tham khảo ý kiến. Điều đó là gia tăng những mối căng thẳng, những sự ngộ nhận, và rốt cuộc có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột và thậm chí có thể đưa tới những vụ xung đột nguy hiểm."
Ông Hagel đến Bắc Kinh sau khi ghé thăm Nhật Bản. Tại đây, ông nói với các nhà báo rằng Trung Quốc phải minh bạch hơn về việc tăng cường sức mạnh quân sự và cần phải có sự tôn trọng nhiều hơn đối với các nước láng giềng.
Đáp lại những lời chỉ trích của ông Hagel, người đứng đầu bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng nước ông không bao giờ gây hấn với Nhật Bản một cách không cần thiết nhưng luôn luôn sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình. "Đối với những vụ tranh chấp chủ quyền các hòn đảo nhỏ và ranh giới trên biển, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề này thông qua các cuộc đàm phán với các nước có liên hệ trực tiếp."
Trung Quốc và Nhật Bản đang vướng vào một vụ tranh chấp gay gắt liên quan tới chủ quyền của quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku ở Biển Đông Trung Hoa.
Năm ngoái, Trung Quốc đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm các hòn đảo đó và tự ý tuyên bố có quyền thực hiện hành động trả đũa đối với những phi cơ nào bay qua vùng này mà không có sự chấp thuận trước của Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh cũng tranh cãi với nhau về những vụ tấn công mạng. Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc liên tục thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân của Mỹ. Theo dự liệu, ông Hagel sẽ thúc giục Trung Quốc gia tăng sự minh bạch của chính sách về vấn đề tin tặc, với cam kết là Hoa Kỳ sẽ có hành động để bù đáp một cách thích đáng. Ông Thành Hiểu Hà là giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ông nói rằng cả ông Hagel và ông Thường Vạn Toàn đều là người xuất thân từ quân đội nên đôi bên có thể trao đổi với nhau tốt hơn về những vấn đề nhạy cảm.
"Ông Hagel không phải là một nhà ngoại giao. Ông ấy là một người của quân đội. Do đó ông ấy chắc là sẽ nói chuyện với người tương nhiệm của mình một cách thẳng thắn và tôi tin rằng nhân vật tương nhiệm của ông phía Trung Quốc cũng sẽ hành xử với một cung cách tương tự như vậy."
Hôm qua, ông Hagel trở thành giới chức nước ngoài đầu tiên lên thăm chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc.
Chiếc tàu sân bay này chưa vận hành một cách đầy đủ nhưng có khả năng làm nơi cất cánh của các chiếc chiến đấu cơ phản lực. Tàu này là một biểu tượng của sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự của Trung Quốc.