Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn Nhật Bản chống lại những khiêu khích của Bắc Triều Tiên và mối đe dọa từ Trung Quốc. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng Bộ trưởng Hagel nói về về vấn đề này ở Tokyo sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.
Vào ngày thứ nhì trong chuyến công du Nhật Bản, Bộ trưởng Hagel loan báo Hoa Kỳ sẽ tăng sự hỗ trợ quân sự cho nước đồng minh châu Á này. Ông nói:
“Để đáp lại các hành động khiêu khích và gây bất ổn của Bình Nhưỡng, trong đó có hành động phóng phi đạn cùng với những vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong thời gian gần đây, hôm nay, tôi có thể loan báo rằng Hoa Kỳ đang hoạch định việc điều động thêm 2 chiến hạm trang bị phi đạn phòng thủ Aegis đến Nhật Bản trước năm 2017.”
Trong các vụ căng thẳng bùng phát trên bán đảo Triều Tiên gần đây nhất vào cuối tháng 3, Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào vùng biển Nam Triều Tiên gần duyên hải phía tây của miền bắc. Nam Triều Tiên đáp trả và 2 nước đã bắn qua lại hàng trăm quả đạn thật chỉ trong mấy tiếng đồng hồ.
Trong các hành động khiêu khích mới đây của Bắc Triều Tiên còn có vụ bắn một phi đạn tầm trung có khả năng bay đến Nhật Bản.
Bộ trưởng Hagel cũng đề cập đến Trung Quốc, quốc gia ông sẽ đến thăm sau khi rời Nhật Bản.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức thấp vì vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo trong vùng biển giàu tài nguyên nằm về hướng đông của Trung Quốc.
Mặc dù không đứng về phía bất cứ nước nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, Hoa Kỳ thừa nhận quyền quản lý trên thực tế của Nhật Bản và theo hiệp ước có tính ràng buộc giữa 2 nước, sẽ bảo vệ trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lăng.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Hagel đã so sánh trường hợp Nga sát nhập bán đảo Crimea:
“Quý vị không thể đi quanh thế giới và xác định lại các ranh giới, và vi phạm nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia bằng võ lực, ép buộc và đe dọa, cho dù đó là trên các đảo nhỏ trong Thái bình dương hay những nước lớn ở châu Âu.”
Những gì đã xảy ra ở Ukraine đã có âm hưởng ở châu Á, nơi mà Trung Quốc vướng vào các cuộc tranh chấp gay gắt về các lãnh hải ở phía đông và phía nam của nước này.
Những nước như Philippines và Nhật Bản đã nêu lên các quan ngại về lập trường ngày càng quyết đoán trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh
Bộ trưởng Hagel gọi Trung Quốc là một cường quốc, nhưng nói rằng quốc gia này nên tôn trọng các nước láng giềng, minh bạch hơn về sức mạnh quân sự, kiềm chế hành động ép buộc và đe dọa. Ông nói:
“Với sức mạnh này, phải đi kèm với các trách nhiệm mới và rộng lớn hơn đó là cách quý vị sử dụng sức mạnh đó như thế nào, qúy vị sử dụng sức mạnh quân sự đó ra sao. Và tôi muốn nói với Trung Quốc về tất cả những sự minh bạch đặc thù đó. Đây là một chiều hướng chính yếu của các mối quan hệ.”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ đi Bắc Kinh vào thứ Hai.
Các nhà phân tích ở Trung Quốc nói rằng các vụ tranh chấp lãnh thổ có phần chắc sẽ được nêu lên trong chuyến đến thăm của Bộ trưởng Hagel, cũng như vấn đề hợp tác quân sự và các biện pháp đối phó với Bắc Triều Triều Tiên
Vào ngày thứ nhì trong chuyến công du Nhật Bản, Bộ trưởng Hagel loan báo Hoa Kỳ sẽ tăng sự hỗ trợ quân sự cho nước đồng minh châu Á này. Ông nói:
“Để đáp lại các hành động khiêu khích và gây bất ổn của Bình Nhưỡng, trong đó có hành động phóng phi đạn cùng với những vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong thời gian gần đây, hôm nay, tôi có thể loan báo rằng Hoa Kỳ đang hoạch định việc điều động thêm 2 chiến hạm trang bị phi đạn phòng thủ Aegis đến Nhật Bản trước năm 2017.”
Trong các vụ căng thẳng bùng phát trên bán đảo Triều Tiên gần đây nhất vào cuối tháng 3, Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào vùng biển Nam Triều Tiên gần duyên hải phía tây của miền bắc. Nam Triều Tiên đáp trả và 2 nước đã bắn qua lại hàng trăm quả đạn thật chỉ trong mấy tiếng đồng hồ.
Trong các hành động khiêu khích mới đây của Bắc Triều Tiên còn có vụ bắn một phi đạn tầm trung có khả năng bay đến Nhật Bản.
Bộ trưởng Hagel cũng đề cập đến Trung Quốc, quốc gia ông sẽ đến thăm sau khi rời Nhật Bản.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức thấp vì vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo trong vùng biển giàu tài nguyên nằm về hướng đông của Trung Quốc.
Mặc dù không đứng về phía bất cứ nước nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, Hoa Kỳ thừa nhận quyền quản lý trên thực tế của Nhật Bản và theo hiệp ước có tính ràng buộc giữa 2 nước, sẽ bảo vệ trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lăng.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Hagel đã so sánh trường hợp Nga sát nhập bán đảo Crimea:
“Quý vị không thể đi quanh thế giới và xác định lại các ranh giới, và vi phạm nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia bằng võ lực, ép buộc và đe dọa, cho dù đó là trên các đảo nhỏ trong Thái bình dương hay những nước lớn ở châu Âu.”
Những gì đã xảy ra ở Ukraine đã có âm hưởng ở châu Á, nơi mà Trung Quốc vướng vào các cuộc tranh chấp gay gắt về các lãnh hải ở phía đông và phía nam của nước này.
Những nước như Philippines và Nhật Bản đã nêu lên các quan ngại về lập trường ngày càng quyết đoán trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh
Bộ trưởng Hagel gọi Trung Quốc là một cường quốc, nhưng nói rằng quốc gia này nên tôn trọng các nước láng giềng, minh bạch hơn về sức mạnh quân sự, kiềm chế hành động ép buộc và đe dọa. Ông nói:
“Với sức mạnh này, phải đi kèm với các trách nhiệm mới và rộng lớn hơn đó là cách quý vị sử dụng sức mạnh đó như thế nào, qúy vị sử dụng sức mạnh quân sự đó ra sao. Và tôi muốn nói với Trung Quốc về tất cả những sự minh bạch đặc thù đó. Đây là một chiều hướng chính yếu của các mối quan hệ.”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ đi Bắc Kinh vào thứ Hai.
Các nhà phân tích ở Trung Quốc nói rằng các vụ tranh chấp lãnh thổ có phần chắc sẽ được nêu lên trong chuyến đến thăm của Bộ trưởng Hagel, cũng như vấn đề hợp tác quân sự và các biện pháp đối phó với Bắc Triều Triều Tiên