Từ chuyên môn của Mỹ gọi loại bệnh này là Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD).
Theo cơ quan y tế CDC của chính phủ Mỹ, có từ 3 đến 7% học sinh Mỹ mắc ADHD, khiến các em khó tập trung trong lớp, và có tính tình bất chợt.
Cuộc nghiên cứu chung của hai trường đại học Montreal và Harvard đã thử nước tiểu của hơn 1.100 học sinh tuổi từ 8 đến 15, để xem có phân tử thuốc trừ sâu có chứa chất organophosphate nào hay không. 119 trẻ trong số này được chẩn đoán bị ADHD.
Bà Maryse Bouchard, Trưởng toán Nghiên cứu cho biết: “Những em nào có hàm lượng thuốc trừ sâu trong nước tiểu càng cao chừng nào thì càng có nhiều rủi ro bị ADHD chừng nấy.”
Chính phủ Mỹ nói các công ty sản xuất thuốc trừ sâu đã đăng ký 40 loại có chất organophosphate.
Chất này thường được các nông dân Mỹ dùng trong khi trồng rau cải và trái cây. Các cuộc khảo cứu trước đây cho thấy các chất organophosphate làm những động vật trong phòng thí nghiệm trở thành hiếu động, suy yếu về nhận thức, và thay đổi về thần kinh.
Tuy nhiên, bà Bouchard cảnh báo: “Chúng tôi không thể quả quyết dùng rau quả còn sót chất trừ sâu có organophosphate sẽ làm trẻ mắc ADHD. Chúng ta cần thêm một cuộc khảo sát khác về loại này rồi mới kết luận.”
Bà Lynn Goldman của trường đại học Johns Hopkins nói rằng chuyện dùng thuốc trừ sâu có organophosphate là chuyện rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển:
“Tại các quốc gia này trẻ em gặp rủi ro nhiều hơn. Hiện đang có một số quốc gia nghiên cứu xem thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng đến não bộ của trẻ em như thế nào.”
Một cuộc nghiên cứu trong năm 2008 tại Mỹ cho thấy có 28% mẫu trái blueberry còn vết organophosphate, 25% mẫu trái dâu, và 19% mẫu cải celery.
Các nhà khoa học phát hiện rằng trẻ em ăn nhiều rau trái vẫn còn dính thuốc trừ sâu có rủi ro gấp hai lần mắc loại bệnh vừa kém chú ý, vừa hay náo động, vừa có những hành vi bốc đồng.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1