BẮC KINH —
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ ra sức tạo dựng một hình thức bang giao mới, họ cần phải tăng cường hợp tác và đem lại kết quả. Chuyến thăm của ông Biden đến Bắc Kinh trong tuần này diễn ra vào lúc Trung Quốc đang bị chỉ trích về một quyết định lập một vùng nhận dạng phòng không bao gồm cả phần đất mà Nhật Bản đòi chủ quyền. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA gửi về bài tường thuật sau đây.
Tại Tokyo, Phó tổng thống Biden đã bàn về sức mạnh của liên minh thân cận với Nhật Bản và lên tiếng bày tỏ mối quan tâm sâu xa của Hoa Kỳ về vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa công bố.
Vấn đề này cũng là một đề tài thảo luận tại Bắc Kinh. Nhưng ông Biden nhấn mạnh đến các nỗ lực của Bắc Kinh và Washington muốn tạo dựng một mối quan hệ mới - một mối quan hệ giữa các cường quốc chính.
“Ðây là một mối quan hệ mang lại hậu quả vô cùng to lớn sẽ tác động đến hướng đi của thế kỷ thứ 21 và, cũng như tất cả các mối quan hệ phức tạp, thưa ngày phó Chủ tịch, nó đòi hỏi sự giao tiếp bền vững ở cấp cao.”
Ông Biden đưa ra các nhận định vừa nêu trước khi diễn ra một cuộc họp kín với đối tác phía Trung Quốc là ông Lý Nguyên Triều. Ông Lý biểu đồng tình với quan điểm đó, nhưng cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các quyền lợi cốt lõi và các mối quan tâm chủ yếu của nhau.
Ông Biden hứa sẽ nêu vấn đề vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Ðông “một cách rất cụ thể” trong các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề này với Nhật Bản, nhưng cũng nói rằng một số nước đang có phản ứng thái quá trước quyết định của họ và bóp méo động thái ấy.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc thiết lập vùng phòng không này để bảo vệ an ninh quốc gia và làm như vậy theo đúng các luật lệ quốc gia. Ông nói Hoa Kỳ và Nhật Bản nên coi chuyện này một cách khách quan và không phải Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng mà chính là Nhật Bản.
Ông Joseph Cheng, một giáo sư môn khoa học chính trị tại trường Ðại học Thành phố Hong Kong, cho rằng ông Biden đang tìm cách duy trì một thế quân bình khó khăn bằng cách đưa ra những lời trấn an với đồng minh lâu đời là Nhật Bản, trong khi cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối bang giao Mỹ-Trung. Ông nói Hoa Kỳ muốn đóng vai trò hòa giải giữa hai nước.
“Một vai trò hòa giải trầm tĩnh và tôi tin rằng Phó tổng thống sẽ hành động theo đường lối này vào giai đoạn này. Một vai trò điều giải chính thức có thể hơi khó khăn bởi vì thông thường các giới hữu trách Trung Quốc không muốn có sự can dự của một nước thứ ba, nhất là lại là một cường quốc chính trong một cuộc tranh chấp song phương.”
Ðối thoại thêm nữa cũng có thể phức tạp trước việc Nhật Bản từ chối không chính thức thừa nhận một vụ tranh chấp về các hòn đảo, điều mà họ coi là sẽ làm họ trở nên yếu thế.
Ông Joseph Cheng nói trong khi tất cả các bên hiểu rõ những hiểm họa chiến tranh và các rủi ro do leo thang căng thẳng đề ra, các áp lực trong nước gây khó khăn cho Trung Quốc và Nhật Bản dung hòa.
“Rõ ràng, về phía Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai chính phủ đều bị đặt dưới áp lực của tinh thần dân tộc trong nước và các nhà lãnh đạo của họ không muốn bị coi như yếu thế trong khi đối phó với nhau.”
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các nỗ lực xoa dịu căng thẳng về vùng phòng không. Vào ngày trước khi ông Biden đến nơi, Bộ Quốc phòng đã công bố một thông cáo hiếm thấy nhấn mạnh rằng vùng này không phải là một vùng cấm bay và cũng không phải là một dấu hiệu rằng Trung Quốc đang bành trướng không phận của mình. Thông cáo có nói rằng trong khi việc theo dõi trong vùng vẫn cần thiết, việc sử dụng các phản lực cơ chiến đấu sẽ không cần thiết trong đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, một số người cảm thấy động thái đó là một sai lầm đối với Bắc Kinh.
Ông Tạ Ðào, nhà khoa học chính trị tại trường Ngoại giao Bắc Kinh nói:
“Nếu Trung Quốc thực sự muốn xây dựng một mô hình mới về bang giao giữa các cường quốc, đây là điều cuối cùng họ nên làm để xây dựng mối bang giao đại cường. Tôi nghĩ thiết lập vùng ADIZ này không gây tranh cãi chút nào đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tôi, các học giả về quan hệ quốc tế và các nhà bình luận ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc đều đồng ý rằng thời điểm và quy mô của vùng ADIZ gây quá nhiều tranh cãi.”
Sau khi thăm Trung Quốc trong ngày hôm nay, ngày mai ông Biden sẽ lên đường đi Nam Triều Tiên, là nước cũng bực tức trước vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Theo dự kiến, ông sẽ gặp Tổng thống Park Geun-hye và đi thăm vùng phi quân sự ở miền Bắc trước khi trở về Washington.
Tại Tokyo, Phó tổng thống Biden đã bàn về sức mạnh của liên minh thân cận với Nhật Bản và lên tiếng bày tỏ mối quan tâm sâu xa của Hoa Kỳ về vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa công bố.
Vấn đề này cũng là một đề tài thảo luận tại Bắc Kinh. Nhưng ông Biden nhấn mạnh đến các nỗ lực của Bắc Kinh và Washington muốn tạo dựng một mối quan hệ mới - một mối quan hệ giữa các cường quốc chính.
“Ðây là một mối quan hệ mang lại hậu quả vô cùng to lớn sẽ tác động đến hướng đi của thế kỷ thứ 21 và, cũng như tất cả các mối quan hệ phức tạp, thưa ngày phó Chủ tịch, nó đòi hỏi sự giao tiếp bền vững ở cấp cao.”
Ông Biden đưa ra các nhận định vừa nêu trước khi diễn ra một cuộc họp kín với đối tác phía Trung Quốc là ông Lý Nguyên Triều. Ông Lý biểu đồng tình với quan điểm đó, nhưng cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các quyền lợi cốt lõi và các mối quan tâm chủ yếu của nhau.
Ông Biden hứa sẽ nêu vấn đề vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Ðông “một cách rất cụ thể” trong các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề này với Nhật Bản, nhưng cũng nói rằng một số nước đang có phản ứng thái quá trước quyết định của họ và bóp méo động thái ấy.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc thiết lập vùng phòng không này để bảo vệ an ninh quốc gia và làm như vậy theo đúng các luật lệ quốc gia. Ông nói Hoa Kỳ và Nhật Bản nên coi chuyện này một cách khách quan và không phải Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng mà chính là Nhật Bản.
Ông Joseph Cheng, một giáo sư môn khoa học chính trị tại trường Ðại học Thành phố Hong Kong, cho rằng ông Biden đang tìm cách duy trì một thế quân bình khó khăn bằng cách đưa ra những lời trấn an với đồng minh lâu đời là Nhật Bản, trong khi cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối bang giao Mỹ-Trung. Ông nói Hoa Kỳ muốn đóng vai trò hòa giải giữa hai nước.
“Một vai trò hòa giải trầm tĩnh và tôi tin rằng Phó tổng thống sẽ hành động theo đường lối này vào giai đoạn này. Một vai trò điều giải chính thức có thể hơi khó khăn bởi vì thông thường các giới hữu trách Trung Quốc không muốn có sự can dự của một nước thứ ba, nhất là lại là một cường quốc chính trong một cuộc tranh chấp song phương.”
Ðối thoại thêm nữa cũng có thể phức tạp trước việc Nhật Bản từ chối không chính thức thừa nhận một vụ tranh chấp về các hòn đảo, điều mà họ coi là sẽ làm họ trở nên yếu thế.
Ông Joseph Cheng nói trong khi tất cả các bên hiểu rõ những hiểm họa chiến tranh và các rủi ro do leo thang căng thẳng đề ra, các áp lực trong nước gây khó khăn cho Trung Quốc và Nhật Bản dung hòa.
“Rõ ràng, về phía Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai chính phủ đều bị đặt dưới áp lực của tinh thần dân tộc trong nước và các nhà lãnh đạo của họ không muốn bị coi như yếu thế trong khi đối phó với nhau.”
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các nỗ lực xoa dịu căng thẳng về vùng phòng không. Vào ngày trước khi ông Biden đến nơi, Bộ Quốc phòng đã công bố một thông cáo hiếm thấy nhấn mạnh rằng vùng này không phải là một vùng cấm bay và cũng không phải là một dấu hiệu rằng Trung Quốc đang bành trướng không phận của mình. Thông cáo có nói rằng trong khi việc theo dõi trong vùng vẫn cần thiết, việc sử dụng các phản lực cơ chiến đấu sẽ không cần thiết trong đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, một số người cảm thấy động thái đó là một sai lầm đối với Bắc Kinh.
Ông Tạ Ðào, nhà khoa học chính trị tại trường Ngoại giao Bắc Kinh nói:
“Nếu Trung Quốc thực sự muốn xây dựng một mô hình mới về bang giao giữa các cường quốc, đây là điều cuối cùng họ nên làm để xây dựng mối bang giao đại cường. Tôi nghĩ thiết lập vùng ADIZ này không gây tranh cãi chút nào đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tôi, các học giả về quan hệ quốc tế và các nhà bình luận ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc đều đồng ý rằng thời điểm và quy mô của vùng ADIZ gây quá nhiều tranh cãi.”
Sau khi thăm Trung Quốc trong ngày hôm nay, ngày mai ông Biden sẽ lên đường đi Nam Triều Tiên, là nước cũng bực tức trước vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Theo dự kiến, ông sẽ gặp Tổng thống Park Geun-hye và đi thăm vùng phi quân sự ở miền Bắc trước khi trở về Washington.