Hoa Kỳ đã đề nghị các hãng máy bay Mỹ thông báo cho Bắc Kinh kế hoạch bay trong vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới thiết lập, tuy các giới chức Hoa Kỳ nói rằng việc tuân thủ này không có nghĩa là chính phủ Mỹ chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tất cả các phi cơ bay trong vùng đó phải thông báo lý lịch và tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc.
Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã từ chối công nhận vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Cả ba nước đã thách thức quyết định của Trung Quốc bằng cách phái máy bay quân sự bay vào vùng đó. Hoa Kỳ, là nước có bổn phận bảo vệ Nhật Bản và Nam Triều Tiên dựa trên hiệp ước phòng thủ chung, hồi đầu tuần này đã nêu bật lập trường của mình bằng cách phái hai chiếc oanh tạc cơ B-52 bay qua không phận của quần đảo Senkaku.
Hôm qua, Trung Quốc nói rằng họ đã phái hai chiếc phản lực cơ chiến đấu đến giám sát các phi cơ Mỹ và Nhật bay vào vùng phòng không mà Bắc Kinh mới thiết lập ở Biển Đông Trung Hoa.
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm thứ 6 trích lời người phát ngôn của Không quân, ông Thân Tấn Khoa, nói rằng các chiến đấu cơ đó đã nhận diện 2 chiếc máy bay của Mỹ và 10 chiếc máy bay của Nhật khi những phi cơ này bay trên quần đảo có tranh chấp hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Bản tin không cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc có tìm cách liên lạc hay có hành động nào khác với máy bay của Mỹ và của Nhật hay không. Washington và Tokyo chưa bình luận về tin này.
Hôm thứ năm, Bắc Kinh cho biết họ đã phái phi cơ quân sự tới tuần tiễu ở vùng này, nhưng bản tin hôm thứ sáu đánh dấu lần đầu tiên các giới chức Trung Quốc nói tới việc giám sát máy bay của một nước cá biệt.
Phản ứng của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng của vụ đối đầu quốc tế về nhóm đảo không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Đối với các chuyến bay của phi cơ quân sự Mỹ, các giới chức Trung Quốc cho biết quân đội Trung Quốc chỉ theo dõi các chuyến bay đó mà không có hành động nào khác. Phản ứng dè dặt đó đã làm bùng ra những sự chỉ trích trên các trang vi blog ở Trung Quốc và trên một số cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát.
Vụ tranh chấp với Nhật Bản là một trong nhiều vụ tranh chấp biển đảo mà Trung Quốc đang có với các nước khác ở Á châu, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng thương thuyết để giải quyết các vụ tranh chấp, nhưng cho đến nay, họ vẫn tiếp tục bác bỏ những yêu cầu đòi họ tiến hành những cuộc đàm phán đa phương. Trung Quốc chỉ muốn đàm phán riêng với từng nước.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tất cả các phi cơ bay trong vùng đó phải thông báo lý lịch và tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc.
Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã từ chối công nhận vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Cả ba nước đã thách thức quyết định của Trung Quốc bằng cách phái máy bay quân sự bay vào vùng đó. Hoa Kỳ, là nước có bổn phận bảo vệ Nhật Bản và Nam Triều Tiên dựa trên hiệp ước phòng thủ chung, hồi đầu tuần này đã nêu bật lập trường của mình bằng cách phái hai chiếc oanh tạc cơ B-52 bay qua không phận của quần đảo Senkaku.
Hôm qua, Trung Quốc nói rằng họ đã phái hai chiếc phản lực cơ chiến đấu đến giám sát các phi cơ Mỹ và Nhật bay vào vùng phòng không mà Bắc Kinh mới thiết lập ở Biển Đông Trung Hoa.
Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm thứ 6 trích lời người phát ngôn của Không quân, ông Thân Tấn Khoa, nói rằng các chiến đấu cơ đó đã nhận diện 2 chiếc máy bay của Mỹ và 10 chiếc máy bay của Nhật khi những phi cơ này bay trên quần đảo có tranh chấp hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Bản tin không cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc có tìm cách liên lạc hay có hành động nào khác với máy bay của Mỹ và của Nhật hay không. Washington và Tokyo chưa bình luận về tin này.
Hôm thứ năm, Bắc Kinh cho biết họ đã phái phi cơ quân sự tới tuần tiễu ở vùng này, nhưng bản tin hôm thứ sáu đánh dấu lần đầu tiên các giới chức Trung Quốc nói tới việc giám sát máy bay của một nước cá biệt.
Phản ứng của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng của vụ đối đầu quốc tế về nhóm đảo không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Đối với các chuyến bay của phi cơ quân sự Mỹ, các giới chức Trung Quốc cho biết quân đội Trung Quốc chỉ theo dõi các chuyến bay đó mà không có hành động nào khác. Phản ứng dè dặt đó đã làm bùng ra những sự chỉ trích trên các trang vi blog ở Trung Quốc và trên một số cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát.
Vụ tranh chấp với Nhật Bản là một trong nhiều vụ tranh chấp biển đảo mà Trung Quốc đang có với các nước khác ở Á châu, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng thương thuyết để giải quyết các vụ tranh chấp, nhưng cho đến nay, họ vẫn tiếp tục bác bỏ những yêu cầu đòi họ tiến hành những cuộc đàm phán đa phương. Trung Quốc chỉ muốn đàm phán riêng với từng nước.