Tổng thống Barack Obama tiếp tục loại trừ khả năng triển khai lực lượng tác chiến Mỹ tới Iraq nhưng bày tỏ quan ngại về việc các phần tử chủ chiến Sunni đã chiếm cứ những phần đất rộng lớn ở phía bắc Baghdad. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Michael Bowman, cuộc khủng hoảng ở Iraq đã khiến những tiếng nói chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Obama trở nên mạnh mẽ hơn, trong đó có kiến trúc sư cuộc chiến Iraq năm 2003: cựu phó tổng thống Dick Cheney.
Hàng nghìn tín đồ Shia ở Iraq đã gấp rút tới Baghdad để bảo vệ thủ đô chống lại các phần tử chủ chiến của phong trào Nhà nước Hồi giáo của Iraq và vùng Levant…
Phe nổi dậy tiếp tục chiếm giữ các thị trấn và đe dọa các cơ sở dầu khí của nước này.
Nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng về người tị nạn trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu và thuốc men ở một số nơi khác tại Iraq.
Tổng thống Obama nói rằng tình hình có thể lan rộng khắp Trung Đông, nhưng ông vẫn tiếp tục giới hạn mức độ can thiệp của Hoa Kỳ.
“Các lực lượng Mỹ sẽ không trở lại chiến đấu ở Iraq nhưng chúng tôi sẽ giúp người dân Iraq chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố hiện đe dọa người dân Iraq, khu vực cũng như các quyền lợi của Mỹ”.
Nhưng theo cựu phó tổng thống Dick Cheney, nước Mỹ đang rút khỏi vũ đài quốc tế với các hệ quả tai hại.
“Chúng ta đã để lại một khoảng trống lớn ở Trung Đông sau khi rút quân khỏi Iraq mà không để lại bất kỳ lực lượng nào ở nước này. Và theo cam kết của ông Obama một vài tuần trước, chúng ta cũng sẽ hoàn toàn rút quân khỏi Afghanistan và cũng không để lại quân ở nước này. Chính quyền Obama hiện vẫn duy trì tuyên bố ngày trước cho rằng “Chúng ta đã tóm được bin Laden, vấn đề khủng bố đã được giải quyết”. Điều này không đúng vào lúc đó, và bây giờ còn ít đúng hơn”.
Cuộc chiến Iraq vẫn là một trong những cuộc tham chiến nhận được ít ủng hộ nhất ở Mỹ và các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ít ủng hộ về một sự can thiệp vũ trang khác của Mỹ ở Iraq. Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Harry Reid lên tiếng dè bỉu ông Cheney.
“Nếu có một điều đất nước chúng ta không cần, thì đó là lời khuyên từ Dick Cheney về chiến tranh”.
Nhưng nhiều dân biểu Cộng hòa, và một số thuộc đảng Dân chủ, nói rằng Hoa Kỳ phải cân nhắc một phản ứng mạnh mẽ hơn nữa để đáp lại phong trào chủ chiến lấy cảm hứng từ chủ nghĩa khủng bố hiện đang lan tràn ở Trung Đông. Thượng nghị sĩ John McCain nói:
“Chúng sẽ gây ra một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của Mỹ. Tôi muốn nói với những người chỉ trích từng tuyên bố không làm gì và để cho người Iraq tự chiến đấu, đó là quý vị không thể giới hạn cuộc chiến này ở Iraq và Syria”.
Chính phủ Iraq đã yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ không kích nhắm vào các phần tử chủ chiến Sunni, và Tổng thống Obama chưa bác bỏ hay chấp thuận yâu cầu này.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng các cuộc không kích cũng không có ích gì nếu không có điều ông gọi là một ‘chính phủ gồm nhiều thành phần ở Iraq”.
Hàng nghìn tín đồ Shia ở Iraq đã gấp rút tới Baghdad để bảo vệ thủ đô chống lại các phần tử chủ chiến của phong trào Nhà nước Hồi giáo của Iraq và vùng Levant…
Phe nổi dậy tiếp tục chiếm giữ các thị trấn và đe dọa các cơ sở dầu khí của nước này.
Nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng về người tị nạn trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu và thuốc men ở một số nơi khác tại Iraq.
Tổng thống Obama nói rằng tình hình có thể lan rộng khắp Trung Đông, nhưng ông vẫn tiếp tục giới hạn mức độ can thiệp của Hoa Kỳ.
“Các lực lượng Mỹ sẽ không trở lại chiến đấu ở Iraq nhưng chúng tôi sẽ giúp người dân Iraq chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố hiện đe dọa người dân Iraq, khu vực cũng như các quyền lợi của Mỹ”.
Nhưng theo cựu phó tổng thống Dick Cheney, nước Mỹ đang rút khỏi vũ đài quốc tế với các hệ quả tai hại.
“Chúng ta đã để lại một khoảng trống lớn ở Trung Đông sau khi rút quân khỏi Iraq mà không để lại bất kỳ lực lượng nào ở nước này. Và theo cam kết của ông Obama một vài tuần trước, chúng ta cũng sẽ hoàn toàn rút quân khỏi Afghanistan và cũng không để lại quân ở nước này. Chính quyền Obama hiện vẫn duy trì tuyên bố ngày trước cho rằng “Chúng ta đã tóm được bin Laden, vấn đề khủng bố đã được giải quyết”. Điều này không đúng vào lúc đó, và bây giờ còn ít đúng hơn”.
Cuộc chiến Iraq vẫn là một trong những cuộc tham chiến nhận được ít ủng hộ nhất ở Mỹ và các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ít ủng hộ về một sự can thiệp vũ trang khác của Mỹ ở Iraq. Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Harry Reid lên tiếng dè bỉu ông Cheney.
“Nếu có một điều đất nước chúng ta không cần, thì đó là lời khuyên từ Dick Cheney về chiến tranh”.
Nhưng nhiều dân biểu Cộng hòa, và một số thuộc đảng Dân chủ, nói rằng Hoa Kỳ phải cân nhắc một phản ứng mạnh mẽ hơn nữa để đáp lại phong trào chủ chiến lấy cảm hứng từ chủ nghĩa khủng bố hiện đang lan tràn ở Trung Đông. Thượng nghị sĩ John McCain nói:
“Chúng sẽ gây ra một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của Mỹ. Tôi muốn nói với những người chỉ trích từng tuyên bố không làm gì và để cho người Iraq tự chiến đấu, đó là quý vị không thể giới hạn cuộc chiến này ở Iraq và Syria”.
Chính phủ Iraq đã yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ không kích nhắm vào các phần tử chủ chiến Sunni, và Tổng thống Obama chưa bác bỏ hay chấp thuận yâu cầu này.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng các cuộc không kích cũng không có ích gì nếu không có điều ông gọi là một ‘chính phủ gồm nhiều thành phần ở Iraq”.