Trước khi em Manal Saleh phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới các Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình thì những người đứng đằng sau các học sinh trường Trung học Chicago chỉ được biết đến qua sách giáo khoa của em.
Manal Sahel nói: “… và các bạn nghe nói và xem những tài liệu về họ, nhưng có được những người này đứng trước mặt chúng ta bằng xương bằng thịt làm cho điều này trở nên thực tế hơn.”
Em Saleh được vinh dự giới thiệu cựu Chủ tịch Liên bang Sô Viết Mikhail Gorbachev, người được giải Nobel Hòa bình trước khi em ra đời.
Em Manal Saleh nói: “Chủ tịch Gorbachev đến từ chỗ không có gì và thay đổi thế giới, và ông đứng trước mặt em bằng xương bằng thịt, và làm cho em có nhận thức sâu sắc về giá trị của điều đó nhiều hơn.”
Bà Kerry Kennedy, con gái của cố Thượng nghị sĩ Robert Kennedy và là một trong những người tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nói:
“Đây là một hội nghị các nhà lãnh đạo thế giới, nhưng thực ra họ đưa một thông điệp, là một người có thể làm thay đổi.”
Bà Kerry Kennedy nói tiếp những cuộc thảo luận giữa những khôi nguyên giải Nobel Hòa bình nhằm đến những sinh viên như em Saleh.
Bà Kennedy nói: “Thông điệp của họ gửi đi là chúng tôi không có gì khác hơn các bạn cả. Tất cả chúng ta có thể làm thay đổi và đây là một thông điệp mạnh mẽ đối với sinh viên, nhưng cũng là nguồn hy vọng to lớn đối với các khôi nguyên, những người đã lớn tuổi và đang nhìn vào thế hệ kế tiếp tiếp tục cầm ngọn đuốc soi đường cho một thế giới tốt đẹp hơn.”
Cựu lãnh tụ Liên bang Sô Viết Gorbachev hy vọng nhiều người trẻ tham gia sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới như nghèo đói và thất nghiệp.
Ông Gorbachev nói: “Dĩ nhiên có những điều xảy ra trong giới trẻ làm chúng ta quan tâm, nhưng những người trẻ cần phải được tạo cơ hội để có một lập trường, một vị thế trong thế giới này, trong phạm vi của những vấn đề này, những vấn đề thực sự thế giới đang đối mặt.”
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ và khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình năm 2002 Jimmy Carter nói ông và những người được giải nhận ra rằng câu trả lời cho hòa bình trong tương lai là khuyến khích thương thuyết nhiều hơn trong hiện tại.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter nói: “Nhân loại phải nói - Chiến tranh đến sau, Hòa bình đến trước.”
Cựu Tổng thống Nam Phi F.W. De Klerk đồng ý, nhắc lại lời của cựu Tổng thống Hoa Kỳ và khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Theodore Roosevelt.
Ông nói: “Tổng thống Roosevelt đã nói có thời kỳ dùng cây gậy lớn và thời kỳ ăn nói dịu dàng. Có phải chúng ta đã có quá nhiều cây gậy rồi chăng? Và đây là lúc ăn nói dịu dàng?”
Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Barack Obama, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 2009, gặp các nhà lãnh đạo thế giới tại thành phố quê hương Chicago của ông để thảo luận về tương lai vai trò quân sự của NATO tại Afghanistan.
Thành phố Chicago miền trung tây Hoa Kỳ đang tổ chức lần đầu tiên tại Bắc Mỹ, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới hàng năm lần thứ 12 các khôi nguyên giải Nobel Hòa bình. Hơn mười người được giải Nobel Hòa bình nổi tiếng đang quảng bá chủ đề của hội nghị thượng đỉnh là “Nói lên, Nói mạnh cho Tự do và Nhân quyền” qua một loạt các cuộc thảo luận trong suốt 3 ngày hội nghị. Ban tổ chức hy vọng chủ đề này sẽ có tiếng vang mạnh trong giới trẻ.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia gặp khó vì Trung Quốc không cam kết vốn
2Việt Nam dẫn độ cựu quân nhân tình nguyện tại Ukraine; phe đối lập Belarus quan ngại
35 máy bay huấn luyện không quân Việt Nam mua của Mỹ về đến Tân Sơn Nhất
4Nhà chức trách Sri Lanka bắt giữ nhóm phụ nữ Việt Nam điều hành 2 động mại dâm
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!