Đường dẫn truy cập

Nhật xây dựng chiến lược an ninh, quốc phòng để đối phó với TQ


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, ngày 17/10/2013.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, ngày 17/10/2013.
Nhật Bản vừa loan báo một sách lược củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia nhằm đối phó với những động thái ngày càng trở nên quyết liệt của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền trên khu vực có tranh chấp. Kế hoạch đề nghị tăng cường khả năng phòng không và hàng hải ra đời chỉ vài tuần sau khi Bắc Kinh gây kinh động khu vực qua việc đơn phương công bố mở rộng Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Ðông. Thông tín viên Daniel Schearf tường trình từ Seoul.

Nội các Nhật Bản hôm thứ Ba công bố chi tiết việc tăng chi quốc phòng lần đầu tiên trong nhiều năm, cùng với kế hoạch an ninh quốc gia được thiết lập nhằm đối phó với thái độ hung hăng của Trung Quốc.

Ngân sách 5 năm dành ra hơn 230 tỷ đô-la cho các phản lực cơ chiến đấu, các tàu tác chiến và đổ bộ, cũng như các máy bay do thám không người lái và máy bay cảnh báo sớm.

Ðây là sách lược an ninh quốc gia đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi thành lập một Hội đồng An ninh Quốc gia theo kiểu của hoa kỳ để tinh giản chính sách quốc phòng.

Sách lược đặt trọng tâm vào miền tây nam Nhật Bản, nơi Bắc Kinh đang ngày càng hung hãn trong cuộc tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, mà Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư.

Chính sách an ninh nhấn mạnh đến việc bành trướng khả năng của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản để đối đầu với các vụ xâm lấn của Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe đã bênh vực việc tái xác định quân đội chủ hòa của Nhật Bản và đã nói chuyện với các phóng viên sau thông báo này.

Ông Abe nói Sách lược An ninh Quốc gia cho nhân dân Nhật Bản cũng như cộng đồng quốc tế thấy chính sách ngoại giao và an ninh của Nhật Bản, một cách rõ ràng và minh bạch. Ông nói qua sự hợp tác quốc tế và chính sách hòa bình “tích cực” của mình, Nhật Bản sẽ tiếp tục các nỗ lực đóng góp nhiều hơn vào nền hòa bình và ổn định quốc tế.

Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản loan tin theo chính sách an ninh, Tokyo sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và mưu tìm một vai trò tích cực hơn cho Lực lượng Tự vệ của mình ở nước ngoài.

Các lân quốc của Nhật Bản đã chịu đau khổ dưới thời bị Nhật đô hộ và xâm lăng trong Thế chiến thứ hai, lo ngại về các nỗ lực của ông Abe tái xác định của quân đội và bản hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay chỉ trích chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh kêu gọi Nhật Bản đối mặt với lịch sử và không nên chỉ nói về hòa bình mà phải tiến hành các biện pháp xây dựng.

Bà nói chính sách của Nhật Bản về an ninh quân sự tác động đến môi trường an ninh của toàn khu vực. Bà nói các nước Á châu, kể cả Trung Quốc, đang hết sức chú ý đến các xu hướng tiêu cực này và đề cao cảnh giác.

Căng thẳng về lịch sử, và một vụ tranh chấp về một hòn đảo khác, đã gây băng giá trong bang giao giữa các đồng minh Hoa Kỳ là Nhật Bản và Nam Triều Tiên trong khi Seoul và Bắc Kinh phần nào liên kết với nhau về việc cùng bị đối xử tệ.

Bản đồ khu vực phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản
Bản đồ khu vực phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản
Nhưng Trung Quốc đã bị Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ gay gắt chỉ trích hồi cuối tháng 11 vì đã bất ngờ loan báo mở rộng Vùng Nhận dạng Phòng không ở Biển Hoa Ðông.

Khu vực gọi là ADIZ này chồng chéo lên hải phận quốc tế cũng như các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản và một vỉa đá do Nam Triều Tiên chiếm đóng, làm tăng nguy cơ xung đột.

Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên khiển trách Nhật Bản là bao gồm trong sách lược an ninh cả các hòn đảo đang có tranh chấp mà Nam Triều Tiên gọi là Dokdo, và Nhật Bản gọi là Takeshima. Nhưng phát ngôn Cho Tai-young không đi đến mức chỉ trích việc Nhật Bản củng cố quân đội.

Phát ngôn viên Nam Triều Tiên nói không nên có tình huống nào tác động đến sự ổn định trong vùng. Ông nói lập trường của chính phủ là chương trình quốc phòng và an ninh của Nhật Bản phải được thực hiện một cách minh bạch, tôn trọng chủ thuyết của hiến pháp chủ hòa và nguyên tắc của chính sách an ninh quốc phòng đặc biệt của nước này.

Ông Jeff Kingston là giám đốc về Nghiên cứu châu Á tại trường Ðại học Temple của Nhật Bản. Ông nói vùng phòng không mở rộng của Trung Quốc đã đẩy Seoul, Tokyo và Washington lại gần nhau hơn.

“Và, phản ứng của Nhật Bản trước thông báo của Seoul về vùng ADIZ mở rộng của chính họ cũng rất nhẹ nhàng mặc dầu vùng này chồng chéo với vùng ADIZ của Nhật Bản. Do đó, tôi nghĩ tuy chúng ta còn lâu mới có được một sự tan băng trong quan hệ Triều Tiên-Nhật Bản, nhưng so với những gì đã xảy ra trong năm ngoái, thì tôi áng chừng đây là một trong các dấu hiệu phấn khởi hơn.”

Sách lược an ninh quốc gia của Nhật Bản cũng nêu ra những quan ngại về các chương trình phi đạn và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và các ngân sách dành cho hai khu trục hạm có vũ trang phi đạn Aegis.

Sách lược cũng sẽ thiết lập các hướng dẫn mới cho việc phát triển chung và sản xuất vũ khí. Năm 2011, Tokyo đã bãi bỏ một lệnh cấm đã áp dụng 4 thập niên về xuất khẩu vũ khí nhưng đã thận trọng trong việc tăng cường công nghiệp quốc phòng.

Ngoại trưởng Mỹ: TQ không nên lập vùng phòng không ở Biển Ðông
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:31 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG