Đường dẫn truy cập

Nhật có thể đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Biển Hoa Đông


Tàu của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản tuần tra gần khu vực đảo Senkaku (Điếu Ngư) có tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Tàu của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản tuần tra gần khu vực đảo Senkaku (Điếu Ngư) có tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật đang kêu gọi Thủ tướng Abe khiếu nại ra tòa trọng tài quốc tế về Trung Quốc để giải quyết dứt điểm quyền sở hữu các đảo có tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Họ đã ra một nghị quyết lập pháp gây sức ép với ông Abe phải cân nhắc việc khiếu nại ra tòa quốc tế để giải quyết vấn đề, vì Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận năm 2008 về không can thiệp vào nhóm đảo Senkaku có tranh chấp ở vùng biển. Các đảo này không có người ở, song nằm ở khu vực nhiều dầu khí và Trung Quốc đã bắt đầu xây lắp các dàn khoan thăm dò.

Ông Yoshiaki Harada, trưởng tiểu ban phát triển tài nguyên ở Biển Hoa Đông của LDP nói: “Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không nên ngần ngại đưa vấn đề ra tòa trọng tài quốc tế, và cần cân nhắc bắt đầu chuẩn bị cho một bước đi như vậy”.

Trong nửa thế kỷ qua, Trung Quốc đã đòi chủ quyền đối với nhiều vùng biển rộng lớn quanh nước này, kể cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hiện nay, Bắc Kinh đang đối mặt với một vụ khiếu nai do Philippines đệ đơn lên Tòa trọng tài thường trực tại La Haye về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi nước này có tranh chấp với không chỉ Philippines mà còn với cả Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Việt Nam không có động thái nào nhằm trực tiếp khiếu nại Trung Quốc, song nhân vụ khiếu nại của Philippines, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm qua Tuyên bố của Bộ Ngoại giao gửi Tòa trọng tài ngày 5/12/2014. Tuyên bố nói Việt Nam giữ quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông. Việt Nam mong tòa giải thích và áp dụng các quy định của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan. Việt Nam cũng đề nghị tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia.

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bỏ ngoài tai bất cứ quyết định nào của tòa La Haye về vấn đề này.

Indonesia - tuy không có tuyên bố chủ quyền về Biển Đông song lo ngại Trung Quốc sẽ bành trướng đỏi hỏi chủ quyền của họ - cũng đã đe dọa sẽ đưa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ra tòa.

Chính phủ Nhật Bản ủng hộ các nước kể trên dùng các kênh pháp lý để chặn đứng sự bành trướng của Trung Quốc. Động thái của Nhật diễn ra tiếp sau việc công bố sách trắng quốc phòng hồi đầu năm nay, trong đó nhận định Trung Quốc có thể không chỉ khai thác tài nguyên gần nhóm đảo Senkaku mà còn có thể dùng các dàn khoan thăm dò để thiết lập các trạm do thám trong khu vực.

Hồi năm 2013, Trung Quốc đã cố thiết lập quyền tài phán chủ quyền ở Biển Hoa Đông khi đơn phương đặt ra Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) phía trên nhóm đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố vùng đó là vô giá trị và bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ lúc đó đã ra tuyên bố Mỹ có cam kết theo hiệp ước phải bảo vệ Nhật Bản nếu máy bay Nhật bị tấn công. Vùng ADIZ đó vẫn tồn tại nhưng không được áp dụng trên thực tế.

Theo Breitbart, CNN Philippines.

Nhật có thể đưa TQ ra tòa trọng tài quốc tế về Biển Hoa Đông
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:43 0:00
XS
SM
MD
LG