Người đứng đầu tài chánh Nhật Bản cho biết những nhân vật tương nhiệm châu Âu đã hứa hành động nhanh chóng để chế ngự cuộc khủng hoảng nợ ngày càng lún sâu tại 17 nước trong liên hiệp đồng euro.
Các giới chức tài chánh thuộc Nhóm G7 qui tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã tham khảo với nhau trong một cuộc hội thoại hôm thứ Ba về cảnh ngộ của những nước mang công mắc nợ nhiều trong khu vực đồng euro.
Sau đó, Bộ trưởng Tài chánh Nhật Bản Jun Azumi nói với các phóng viên tại Tokyo là các đại diện châu Âu cho biết sẽ “tăng tốc những nỗ lực” để giải quyết cuộc khủng hoảng đang đe dọa làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Các bộ trưởng tài chánh không đưa ra thông cáo chung và chưa rõ những hành động mới nào châu Âu có thể thực hiện để giảm nhẹ mức lãi suất vay mượn cho các chính phủ yếu kém nhất về tài chánh trong khu vực đồng euro hay giúp thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của khối tiền tệ này.
Ngoài ông Azumi, cuộc hội thoại này còn có sự tham dự của các giới chức ngân sách của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada.
Cuộc hội thoại diễn ra giữa lúc Bộ trưởng Tài chánh Tây Ban Nha Cristobal Montoro nói lãi suất cao đã đẩy Madrid khỏi thị trường tài chánh thế giới. Ông kêu gọi những nước láng giềng châu Âu của Tây Ban Nha giúp cứu các ngân hàng Tây Ban Nha đang bị chao đảo.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Tây Ban Nha trực tiếp kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nói tỉ lệ thất nghiệp tại Bồ Đào Nha tăng cao làm phát sinh những mối quan ngại mới về kế hoạch kiệm ước nước này đã cho thực hiện để đổi lấy 97 tỉ đôla tiền cứu nguy quốc tế vào năm ngoái.
Chính phủ tiên đoán tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng đến 16% trong năm tới, và các nhà phân tích nói có thể Lisbon, giống như Hy Lạp, phải cần đến số tiền cứu nguy lần thứ hai.
Các giới chức tài chánh thuộc Nhóm G7 qui tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã tham khảo với nhau trong một cuộc hội thoại hôm thứ Ba về cảnh ngộ của những nước mang công mắc nợ nhiều trong khu vực đồng euro.
Sau đó, Bộ trưởng Tài chánh Nhật Bản Jun Azumi nói với các phóng viên tại Tokyo là các đại diện châu Âu cho biết sẽ “tăng tốc những nỗ lực” để giải quyết cuộc khủng hoảng đang đe dọa làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Các bộ trưởng tài chánh không đưa ra thông cáo chung và chưa rõ những hành động mới nào châu Âu có thể thực hiện để giảm nhẹ mức lãi suất vay mượn cho các chính phủ yếu kém nhất về tài chánh trong khu vực đồng euro hay giúp thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của khối tiền tệ này.
Ngoài ông Azumi, cuộc hội thoại này còn có sự tham dự của các giới chức ngân sách của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada.
Cuộc hội thoại diễn ra giữa lúc Bộ trưởng Tài chánh Tây Ban Nha Cristobal Montoro nói lãi suất cao đã đẩy Madrid khỏi thị trường tài chánh thế giới. Ông kêu gọi những nước láng giềng châu Âu của Tây Ban Nha giúp cứu các ngân hàng Tây Ban Nha đang bị chao đảo.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Tây Ban Nha trực tiếp kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nói tỉ lệ thất nghiệp tại Bồ Đào Nha tăng cao làm phát sinh những mối quan ngại mới về kế hoạch kiệm ước nước này đã cho thực hiện để đổi lấy 97 tỉ đôla tiền cứu nguy quốc tế vào năm ngoái.
Chính phủ tiên đoán tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng đến 16% trong năm tới, và các nhà phân tích nói có thể Lisbon, giống như Hy Lạp, phải cần đến số tiền cứu nguy lần thứ hai.