Một nhà thờ trong tiểu bang Alabama đã động nghẹt người đến dự lễ hôm Chủ nhật để vinh danh 4 thiếu nữ chết cách đây 50 năm trong một vụ nổ bom do Ku Klux Klan, nhóm người cho rằng người da trắng là ưu việt, thực hiện, và việc này đã trở thành một thời điểm quan trọng trong phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ.
Chuông đổ vào đúng thời điểm quả bom nổ trong nhà thờ Tin lành trên đường 16 thành phố Birmingham, giết chết 3 thiếu nữ 14 tuổi là Addie Mae Collins, Carole Robertson, và Cynthia Wesley, cùng với Denise McNair mới 11 tuổi.
Sau đó, Giám mục Athur Price đã dạy cùng bài học của lớp học Chủ nhật về sự tha thứ, đã được giảng vào buổi sáng xảy ra vụ nổ bom.
Tổng thống Barack Obama, trong một văn bản, đã gọi ngày 15 tháng 9 năm 1963 là ‘một ngày khủng khiếp’ đối với thành phố và cho cả nước, mà cuối cùng đã thúc đẩy sự ủng hộ của cả nước để thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964.
Luật của Liên bang cấm phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, và giới tính. Nó cũng đã kết thúc cái được gọi là luật Jim Crow với những điều kỳ thị tại nhiều nơi ở miền nam nước Mỹ.
Một trong những người của nhóm KKK bị kết án vì vụ nổ bom vẫn còn trong tù. Hai người khác đã chết trong tù.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice, một người sinh quán ở Birmingham, cùng học một trường với nạn nhân Denise McNair, đứng đầu trong danh sách những người phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm ở Birmingham sau đó trong ngày, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder cũng đến dự.
Tuần trước Quốc hội Mỹ truy tặng các nạn nhân Huy chương vàng của Quốc hội - vinh dự cao nhất cho thường dân Mỹ.
Chuông đổ vào đúng thời điểm quả bom nổ trong nhà thờ Tin lành trên đường 16 thành phố Birmingham, giết chết 3 thiếu nữ 14 tuổi là Addie Mae Collins, Carole Robertson, và Cynthia Wesley, cùng với Denise McNair mới 11 tuổi.
Sau đó, Giám mục Athur Price đã dạy cùng bài học của lớp học Chủ nhật về sự tha thứ, đã được giảng vào buổi sáng xảy ra vụ nổ bom.
Tổng thống Barack Obama, trong một văn bản, đã gọi ngày 15 tháng 9 năm 1963 là ‘một ngày khủng khiếp’ đối với thành phố và cho cả nước, mà cuối cùng đã thúc đẩy sự ủng hộ của cả nước để thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964.
Luật của Liên bang cấm phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, và giới tính. Nó cũng đã kết thúc cái được gọi là luật Jim Crow với những điều kỳ thị tại nhiều nơi ở miền nam nước Mỹ.
Một trong những người của nhóm KKK bị kết án vì vụ nổ bom vẫn còn trong tù. Hai người khác đã chết trong tù.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice, một người sinh quán ở Birmingham, cùng học một trường với nạn nhân Denise McNair, đứng đầu trong danh sách những người phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm ở Birmingham sau đó trong ngày, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder cũng đến dự.
Tuần trước Quốc hội Mỹ truy tặng các nạn nhân Huy chương vàng của Quốc hội - vinh dự cao nhất cho thường dân Mỹ.