Đường dẫn truy cập

Nguyễn Phú Trọng đề cập biện pháp ‘pháp lý’ cho Biển Đông trong thông điệp gửi LHQ


Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm các “tiến trình ngoại giao và pháp lý," trong thông điệp gửi đến LHQ ngày 25/09/2020.
Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm các “tiến trình ngoại giao và pháp lý," trong thông điệp gửi đến LHQ ngày 25/09/2020.

Hôm 25/9, trong thông điệp gửi đến LHQ, Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm các “tiến trình ngoại giao và pháp lý.” Ngoài ra, ông Trọng cũng kêu gọi xóa bỏ cấm vận đơn phương đối với Cuba.

Phát biểu trong video được thu sẵn dài hơn 10 phút sau phần giới thiệu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Qúy, ông Nguyễn Phú Trọng nói:

“Chúng tôi khẳng định cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vực duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; tuân thủ các nguyên tắc kiềm chế, tránh các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Thủ tướng Phúc gửi thông điệp ‘độc lập, chủ quyền’ tới LHQ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:05 0:00

Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam lên tiếng tại diễn đàn lớn nhất thế giới, khẳng định lập trường của Hà Nội về vấn đề tranh chấp Biển Đông, đề cập đến giải giải pháp pháp lý, chứ không đơn thuần chỉ bám theo biện pháp ngoại giao mà Việt Nam theo đuổi bấy lâu nay.

Nhận định về phát biểu của ông Trọng, Tiến sĩ luật Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với VOA:

“Chủ tịch nước Việt Nam đã nêu ra cả hai biện pháp: ngoại giao và pháp lý. Điều này phù hợp với các tin đồn gần đây khi báo chí quốc tế dự đoán khả năng Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục có những hành vi hung hăng vi phạm vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông.

“Phát biểu này thể hiện quyết tâm của người đứng đầu giới lãnh đạo Đảng, và Nhà nước, và trong đó biện pháp ngoại giao vẫn được đặt hàng đầu và sau đó là biện pháp pháp lý. Như vậy, biện pháp ngoại giao vẫn là cơ bản.”

Trong bài phát biểu, ông Trọng nói: “Trong vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.”

Ngoài ra, ông Trọng cũng lên tiếng về các “hành động đơn phương và áp đặt” dù không nêu tên cụ thể một quốc gia nào. Ông kêu gọi đề cao và thúc đẩy những chuẩn mực hành xử của cả các nước lớn và nhỏ trong quan hệ quốc tế đương đại. Đặc biệt, ông kêu gọi xóa bỏ cấm vận Cuba.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xóa bỏ cấm vận Cuba.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xóa bỏ cấm vận Cuba.

Ông Trọng nói:

“Việt Nam kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống của người dân ở các quốc gia, trong đó có các biện pháp đang áp đặt đối với Cuba.”

Trước đó, hôm 23/9, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành chế tài mới nhằm tăng thêm áp lực lên chính phủ Cộng sản Cuba về việc chính phủ này ủng hộ Tổng thống độc tài của Venezuela, ông Nicolas Maduro.

Ngoài ra, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đề xuất rằng LHQ cần được tiếp tục cải tổ để trở thành một tổ chức mạnh mẽ và hiệu quả hơn, và kêu gọi các nước đang phát triển cần được tạo điều kiện và hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thương mại để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

VOA Express

XS
SM
MD
LG