Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói những người bị phơi nhiễm phóng xạ ở các mức tệ hại nhất trong thảm họa hạt nhân Nhật Bản, có nguy cơ cao hơn sẽ phát một số hình thức bệnh ung thư.
Trong một phúc trình hôm nay, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cho biết những người bị tác động nhiều nhất là những người có mặt gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi.
Khoảng 110,000 người trong khu vực đã được sơ tán hồi tháng Ba năm 2011 sau khi trận động đất lớn kéo theo sóng thần làm tan chảy các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy, làm chất phóng xạ thoát ra vào khu vực chung quanh.
Phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng không có hoặc có rất ít rủi ro về tỷ lệ ung thư gia tăng nơi những người sống bên ngoài khu vực Fukushima.
Nhưng cơ quan này ước lượng nguy cơ phát bệnh ung thư tuyến giáp có thể tăng tới 70% trong giới nữ đã bị phơi nhiễm khi còn là những trẻ sơ sinh trong phần lớn khu vực bị nhiễm xạ.
Nguy cơ bệnh ung thư máu, tức bạch cầu, tăng 7% nơi nam giới bị phơi nhiễm khi còn là trẻ sơ sinh.
Trong một phúc trình hôm nay, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cho biết những người bị tác động nhiều nhất là những người có mặt gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi.
Khoảng 110,000 người trong khu vực đã được sơ tán hồi tháng Ba năm 2011 sau khi trận động đất lớn kéo theo sóng thần làm tan chảy các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy, làm chất phóng xạ thoát ra vào khu vực chung quanh.
Phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng không có hoặc có rất ít rủi ro về tỷ lệ ung thư gia tăng nơi những người sống bên ngoài khu vực Fukushima.
Nhưng cơ quan này ước lượng nguy cơ phát bệnh ung thư tuyến giáp có thể tăng tới 70% trong giới nữ đã bị phơi nhiễm khi còn là những trẻ sơ sinh trong phần lớn khu vực bị nhiễm xạ.
Nguy cơ bệnh ung thư máu, tức bạch cầu, tăng 7% nơi nam giới bị phơi nhiễm khi còn là trẻ sơ sinh.