Nhật Bản hy vọng tăng thêm các biện pháp chế tài kết hợp với chuyện tạo cơ hội trở lại bàn đàm phán sẽ làm Bắc Triều Tiên ngưng theo đuổi võ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo. Lập trường đó được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của đài VOA với bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo.
Mặc dù Nhật Bản hy vọng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida vẫn tiếp tục hy vọng chính sách ngoại giao xây dựng với Bình Nhưỡng.
Ông Kishida nói rằng Nhật Bản cần đối phó với Bắc Triều Tiên “trong sự quân bình giữa đối thoại và áp lực.” Ông nêu lên một hiệp định mà Tokyo và Bình Nhưỡng đã ký 11 năm trước đây như là nền tảng cho tin tưởng này.
Về hướng đó ông Fumio nói rằng, Nhật Bản phải vững chắc và mạnh mẽ tiếp tục yêu cầu Bắc Triều Tiên đưa ra một giải pháp toàn diện về vấn đề võ khí hạt nhân và phát triển phi đạn đạn đạo, bên cạnh chuyện giải quyết các vụ bắt cóc các công dân Nhật Bản từ nhiều thập niên qua vẫn chưa giải quyết.
Các nhà ngoại giao Nhật Bản và các nước khác tin Bắc Kinh có ảnh hưởng nhiều nhất để thay đổi thái độ của Bắc Triều Tiên.
Nhưng Nhật Bản và Trung Quốc không thân thiện với nhau, chủ yếu vì sự gia tăng các vụ đối đầu về không phận và hải phận giữa hai nước trong những vùng biển bao quanh các đảo không người ở tại Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố cá nhân ông hài lòng với sự ủng hộ của Washington về việc đòi chủ quyền của Nhật tại các đảo này, mặc dù một số người tại Nhật hy vọng các giới chức Hoa Kỳ có thêm ngôn từ ủng hộ công khai mạnh mẽ hơn.
Ông Kishida nói rằng lập trường của Washington đã được xác nhận tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-Hoa Kỳ hồi tuần trước và điều này quan trọng “trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động và cử chỉ leo thang.”
Trong buổi phỏng vấn dành cho đài VOA, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói thêm rằng mặc dù Nhật Bản coi trọng quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, kể cả một liên minh quân sự, đã tới lúc để Nhật tăng cường năng lực của chính mình, trong đó có gia tăng ngân sách quốc phòng và duyệt lại đường lối của các chương trình phòng thủ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chắc sẽ thực hiện những cam kết của ông khi tranh cử là sẽ thay đổi hiến pháp mang tính hòa bình hiện nay. Hiến pháp này do Hoa Kỳ áp đặt sau khi Nhật bại trận trong Thế Chiến Thứ Hai. Điều 9 Hiến pháp này cấm Nhật Bản tham gia phòng vệ tập thể và mãi mãi từ bỏ chiến tranh hoặc sử dụng võ lực để giải quyết những tranh chấp quốc tế.
Một số quốc gia Châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng hồi đầu thế kỷ thứ 20 cảnh báo rằng những thay đổi Hiến pháp này sẽ tạo điều kiện cho Nhật Bản trở lại chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt của thế kỷ trước.
Mặc dù Nhật Bản hy vọng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida vẫn tiếp tục hy vọng chính sách ngoại giao xây dựng với Bình Nhưỡng.
Ông Kishida nói rằng Nhật Bản cần đối phó với Bắc Triều Tiên “trong sự quân bình giữa đối thoại và áp lực.” Ông nêu lên một hiệp định mà Tokyo và Bình Nhưỡng đã ký 11 năm trước đây như là nền tảng cho tin tưởng này.
Về hướng đó ông Fumio nói rằng, Nhật Bản phải vững chắc và mạnh mẽ tiếp tục yêu cầu Bắc Triều Tiên đưa ra một giải pháp toàn diện về vấn đề võ khí hạt nhân và phát triển phi đạn đạn đạo, bên cạnh chuyện giải quyết các vụ bắt cóc các công dân Nhật Bản từ nhiều thập niên qua vẫn chưa giải quyết.
Các nhà ngoại giao Nhật Bản và các nước khác tin Bắc Kinh có ảnh hưởng nhiều nhất để thay đổi thái độ của Bắc Triều Tiên.
Nhưng Nhật Bản và Trung Quốc không thân thiện với nhau, chủ yếu vì sự gia tăng các vụ đối đầu về không phận và hải phận giữa hai nước trong những vùng biển bao quanh các đảo không người ở tại Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố cá nhân ông hài lòng với sự ủng hộ của Washington về việc đòi chủ quyền của Nhật tại các đảo này, mặc dù một số người tại Nhật hy vọng các giới chức Hoa Kỳ có thêm ngôn từ ủng hộ công khai mạnh mẽ hơn.
Ông Kishida nói rằng lập trường của Washington đã được xác nhận tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-Hoa Kỳ hồi tuần trước và điều này quan trọng “trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động và cử chỉ leo thang.”
Trong buổi phỏng vấn dành cho đài VOA, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói thêm rằng mặc dù Nhật Bản coi trọng quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, kể cả một liên minh quân sự, đã tới lúc để Nhật tăng cường năng lực của chính mình, trong đó có gia tăng ngân sách quốc phòng và duyệt lại đường lối của các chương trình phòng thủ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chắc sẽ thực hiện những cam kết của ông khi tranh cử là sẽ thay đổi hiến pháp mang tính hòa bình hiện nay. Hiến pháp này do Hoa Kỳ áp đặt sau khi Nhật bại trận trong Thế Chiến Thứ Hai. Điều 9 Hiến pháp này cấm Nhật Bản tham gia phòng vệ tập thể và mãi mãi từ bỏ chiến tranh hoặc sử dụng võ lực để giải quyết những tranh chấp quốc tế.
Một số quốc gia Châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng hồi đầu thế kỷ thứ 20 cảnh báo rằng những thay đổi Hiến pháp này sẽ tạo điều kiện cho Nhật Bản trở lại chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt của thế kỷ trước.