BẮC KINH —
Trong lúc các nước trên thế giới chú ý tới vấn đề kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và các nguồn tín dụng bị siết chặt, dân chúng ở quốc gia này đang bắt đầu quay sang vay tiền của những người cho vay trên internet.
Nhiều website cho vay qui mô nhỏ ở Trung Quốc đang lợi dụng tình trạng khan hiếm tín dụng để nối kết những người muốn cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng với những người muốn vay tiền nhưng có thể không thể vay được từ những nơi cho vay “chính qui”.
Chỉ trong vòng vài năm, những websites làm trung gian giữa người muốn cho vay với người muốn vay tiền đã trở thành một thị trường khổng lồ của những khoản cho vay dùng vào nhiều mục đích khác nhau và được nhiều người thuộc giới trung lưu ở Trung Quốc ưa chuộng.
Ông Lý Chí Công, một người bán lẻ pháo bông, hồi đầu năm nay đã thông qua một website cho vay để vay khoảng 500 đô la để có tiền chơi trò chơi điện tử. Ông Lý cho biết như sau.
"Tôi cảm thấy ngại, không muốn mở miệng mượn tiền của bạn bè; và tôi thấy không cần phải vay tiền ngân hàng để chơi videogames."
Ông Dương Nghĩa Phu đã lập ra trang mạng renrendai.com cách nay 3 năm. Năm nay, website của ông Dương dự kiến sẽ quản lý những khoản cho vay trị giá 326 triệu đô la. Thông qua website này, những người cho vay có thể cho vay từ 8 đô la trở đi và những người vay tiền có thể vay tới 8.000 đô la.
Ông Dương Nghĩa Phu cho biết lý do khiến cho công ty ông làm ăn phát đạt:
"Trong các kênh tài chánh chính quy ở Trung Quốc vẫn còn thiếu những dịch vụ tài chánh cá nhân."
Ông cho biết thêm như sau về những người khách hàng của ông:
"Họ là những người trẻ tuổi làm các công việc văn phòng và cần tiền để học thêm. Họ là những người muốn sửa sang nhà cửa hoặc muốn kết hôn."
Đối với những người đó, renrendai.com và hơn một trăm website tương tự đã làm cho việc vay tiền được dễ dàng hơn. Họ chỉ cần đăng ký trên website để tìm kiếm những người muốn cho họ vay tiền. Trang web thu tiền lệ phí giao dịch và vì tiền lời khá cao nên dễ dàng thu hút những người sẵn tiền cho vay.
Những khoản cho vay trên trang renrendai.com có lãi suất từ 10 đến 18%, cao hơn đáng kể so với lãi suất 3.25% của những khoản ký thác định kỳ ở ngân hàng.
Ông Đổng Huy Bộ là một người cho vay trên mạng. Từ khi ông đăng ký ở một trang mạng cho vay đến nay, ông đã cho vay hơn 32.000 đô la. Ông cho biết như sau:
"Ký thác định kỳ không tốt vì lãi suất ngân hàng rất thấp. Các quỹ tín thác lại đòi hỏi những khoản đầu tư ban đầu khá cao, từ mấy trăm ngàn cho tới một triệu. Đối với các website cho vay thì tôi có thể cho vay những khoản tiền lớn, nhỏ bao nhiêu cũng được. Tôi cũng có thể lựa chọn để cho vay trong một thời gian ngắn, như một tháng chẳng hạn."
Ông Dương Nghĩa Phu cho biết những người vay tiền sẵn sàng trả tiền huê hồng ở mức cao:
"Vì có sự khan hiếm những dịch vụ tài chánh cá nhân, nên những người muốn vay tiền gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vay mượn và do đó họ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình."
Những website cho vay tiền đang làm ăn phát đạt nhưng các địa điểm này rơi vào một vùng xám mà hiện giờ không nằm dưới sự quản lý của bất kỳ tổ chức tài chánh nào của Trung Quốc. Về việc này, ông Dương Nghĩa Phu cho biết như sau:
"Vào lúc này chúng tôi tự đặt ra các qui định dựa vào sự hiểu biết của chúng tôi về thị trường và sự nhận định của chúng tôi đối với vấn đề những nhóm khách hàng nào dễ quản lý hơn."
Renredai.com và những trang mạng cho vay khác chấp hành những qui định nghiêm nhặt về việc kiểm tra mức độ tín nhiệm của người vay tiền, nhưng vấn đề không trả nợ vẫn là một mối lo ngại đối với các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư Đổng Huy Bộ cho biết những người cho vay tiền rất cẩn thận trong việc lựa chọn những website:
"Các nhà đầu tư không tin tưởng tất cả các website làm trung gian giữa người cho vay và người vay. Họ cảm thấy do dự, ngần ngại và e rằng một ngày nào đó website có thể bị sụp đổ. Có một số người bỏ chạy, 4 hoặc 5 website phá sản. Nhưng thật ra tỉ lệ vỡ nợ không cao lắm."
Trong lúc dịch vụ cho vay trên mạng đang thịnh hành, ngày càng có nhiều thương gia vay tiền từ các website trung gian thay vì từ các ngân hàng thương mại như trước.
Hệ thống ngân hàng chính quy giờ đây e rằng dịch vụ cho vay trên mạng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các ngân hàng tố cáo những website này tiến hành những thương vụ mà họ không được phép thực hiện.
Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc mới đây đã đưa ra một thông cáo, trong đó họ cảnh báo rằng các công ty trung gian đang trở thành những tổ chức cho vay bất hợp pháp và thậm chí còn thực hiện những hoạt động gây vốn bất hợp pháp.
Tháng 7 vừa qua, ngân hàng trung ương của Trung Quốc là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố một bản phúc trình về các website cho vay dựa trên một cuộc khảo sát các công ty đặt bản doanh ở Hồ Nam, Thượng Hải và Trùng Khánh.
Phúc trình nói rằng các công ty đó có những hoạt động trái phép như rao bán các sản phẩm quản lý tài sản, thu hút các khoản ký thác và bảo lãnh nợ.
Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thừa nhận rằng chưa có đồng thuận về việc cơ quan nào nên giám sát các công ty cho vay và nên quản lý các công ty này như thế nào. Mặc dù có sự thiếu rõ ràng như vậy, chính phủ đã bắt đầu ra tay trấn áp. Trong vài ngày qua, giới hữu trách đã đóng cửa 5 website cho vay ở Trùng Khánh vì thực hiện những thương vụ trái phép.
Ông Dương Nghĩa Phu của renrendai.com nói rằng những website như website của ông thật ra đang thỏa mãn một nhu cầu trong lãnh vực tài chánh Trung Quốc.
Ông bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều hoạt động giao lưu trong tương lai giữa các website cho vay với những tổ chức tài chánh chính qui. Ông nói rằng đôi bên cần hợp tác với nhau để xây dựng các qui định, luật lệ và để cho kỹ nghệ mới này được phát triển một cách tốt đẹp.
Nhiều website cho vay qui mô nhỏ ở Trung Quốc đang lợi dụng tình trạng khan hiếm tín dụng để nối kết những người muốn cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng với những người muốn vay tiền nhưng có thể không thể vay được từ những nơi cho vay “chính qui”.
Chỉ trong vòng vài năm, những websites làm trung gian giữa người muốn cho vay với người muốn vay tiền đã trở thành một thị trường khổng lồ của những khoản cho vay dùng vào nhiều mục đích khác nhau và được nhiều người thuộc giới trung lưu ở Trung Quốc ưa chuộng.
Ông Lý Chí Công, một người bán lẻ pháo bông, hồi đầu năm nay đã thông qua một website cho vay để vay khoảng 500 đô la để có tiền chơi trò chơi điện tử. Ông Lý cho biết như sau.
"Tôi cảm thấy ngại, không muốn mở miệng mượn tiền của bạn bè; và tôi thấy không cần phải vay tiền ngân hàng để chơi videogames."
Ông Dương Nghĩa Phu đã lập ra trang mạng renrendai.com cách nay 3 năm. Năm nay, website của ông Dương dự kiến sẽ quản lý những khoản cho vay trị giá 326 triệu đô la. Thông qua website này, những người cho vay có thể cho vay từ 8 đô la trở đi và những người vay tiền có thể vay tới 8.000 đô la.
Ông Dương Nghĩa Phu cho biết lý do khiến cho công ty ông làm ăn phát đạt:
"Trong các kênh tài chánh chính quy ở Trung Quốc vẫn còn thiếu những dịch vụ tài chánh cá nhân."
Ông cho biết thêm như sau về những người khách hàng của ông:
"Họ là những người trẻ tuổi làm các công việc văn phòng và cần tiền để học thêm. Họ là những người muốn sửa sang nhà cửa hoặc muốn kết hôn."
Đối với những người đó, renrendai.com và hơn một trăm website tương tự đã làm cho việc vay tiền được dễ dàng hơn. Họ chỉ cần đăng ký trên website để tìm kiếm những người muốn cho họ vay tiền. Trang web thu tiền lệ phí giao dịch và vì tiền lời khá cao nên dễ dàng thu hút những người sẵn tiền cho vay.
Những khoản cho vay trên trang renrendai.com có lãi suất từ 10 đến 18%, cao hơn đáng kể so với lãi suất 3.25% của những khoản ký thác định kỳ ở ngân hàng.
Ông Đổng Huy Bộ là một người cho vay trên mạng. Từ khi ông đăng ký ở một trang mạng cho vay đến nay, ông đã cho vay hơn 32.000 đô la. Ông cho biết như sau:
"Ký thác định kỳ không tốt vì lãi suất ngân hàng rất thấp. Các quỹ tín thác lại đòi hỏi những khoản đầu tư ban đầu khá cao, từ mấy trăm ngàn cho tới một triệu. Đối với các website cho vay thì tôi có thể cho vay những khoản tiền lớn, nhỏ bao nhiêu cũng được. Tôi cũng có thể lựa chọn để cho vay trong một thời gian ngắn, như một tháng chẳng hạn."
Ông Dương Nghĩa Phu cho biết những người vay tiền sẵn sàng trả tiền huê hồng ở mức cao:
"Vì có sự khan hiếm những dịch vụ tài chánh cá nhân, nên những người muốn vay tiền gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vay mượn và do đó họ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình."
Những website cho vay tiền đang làm ăn phát đạt nhưng các địa điểm này rơi vào một vùng xám mà hiện giờ không nằm dưới sự quản lý của bất kỳ tổ chức tài chánh nào của Trung Quốc. Về việc này, ông Dương Nghĩa Phu cho biết như sau:
"Vào lúc này chúng tôi tự đặt ra các qui định dựa vào sự hiểu biết của chúng tôi về thị trường và sự nhận định của chúng tôi đối với vấn đề những nhóm khách hàng nào dễ quản lý hơn."
Renredai.com và những trang mạng cho vay khác chấp hành những qui định nghiêm nhặt về việc kiểm tra mức độ tín nhiệm của người vay tiền, nhưng vấn đề không trả nợ vẫn là một mối lo ngại đối với các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư Đổng Huy Bộ cho biết những người cho vay tiền rất cẩn thận trong việc lựa chọn những website:
"Các nhà đầu tư không tin tưởng tất cả các website làm trung gian giữa người cho vay và người vay. Họ cảm thấy do dự, ngần ngại và e rằng một ngày nào đó website có thể bị sụp đổ. Có một số người bỏ chạy, 4 hoặc 5 website phá sản. Nhưng thật ra tỉ lệ vỡ nợ không cao lắm."
Trong lúc dịch vụ cho vay trên mạng đang thịnh hành, ngày càng có nhiều thương gia vay tiền từ các website trung gian thay vì từ các ngân hàng thương mại như trước.
Hệ thống ngân hàng chính quy giờ đây e rằng dịch vụ cho vay trên mạng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các ngân hàng tố cáo những website này tiến hành những thương vụ mà họ không được phép thực hiện.
Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc mới đây đã đưa ra một thông cáo, trong đó họ cảnh báo rằng các công ty trung gian đang trở thành những tổ chức cho vay bất hợp pháp và thậm chí còn thực hiện những hoạt động gây vốn bất hợp pháp.
Tháng 7 vừa qua, ngân hàng trung ương của Trung Quốc là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố một bản phúc trình về các website cho vay dựa trên một cuộc khảo sát các công ty đặt bản doanh ở Hồ Nam, Thượng Hải và Trùng Khánh.
Phúc trình nói rằng các công ty đó có những hoạt động trái phép như rao bán các sản phẩm quản lý tài sản, thu hút các khoản ký thác và bảo lãnh nợ.
Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thừa nhận rằng chưa có đồng thuận về việc cơ quan nào nên giám sát các công ty cho vay và nên quản lý các công ty này như thế nào. Mặc dù có sự thiếu rõ ràng như vậy, chính phủ đã bắt đầu ra tay trấn áp. Trong vài ngày qua, giới hữu trách đã đóng cửa 5 website cho vay ở Trùng Khánh vì thực hiện những thương vụ trái phép.
Ông Dương Nghĩa Phu của renrendai.com nói rằng những website như website của ông thật ra đang thỏa mãn một nhu cầu trong lãnh vực tài chánh Trung Quốc.
Ông bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều hoạt động giao lưu trong tương lai giữa các website cho vay với những tổ chức tài chánh chính qui. Ông nói rằng đôi bên cần hợp tác với nhau để xây dựng các qui định, luật lệ và để cho kỹ nghệ mới này được phát triển một cách tốt đẹp.