CAIRO —
Tình hình rối ren ở Ai Cập ảnh hưởng đến mấy trăm ngàn người Syria nghĩ rằng họ có thể tìm nơi trú thân ở đó. Từ Cairo, thông tín viên VOA Elizabeth Arrott ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Wael Mustafa là một người Syria tỵ nạn đến Cairo hồi năm ngoái và trong vòng vài tháng, đã tìm được việc làm và một nơi để sinh sống và nuôi đại gia đình.
“Ở đây mọi thứ đều dễ dàng. Người dân dễ dàng. Tìm việc cũng dễ. Dọn đến đây ở cũng dễ.”
Bây giờ thì không dễ dàng như thế nữa.
Hai tháng sau khi Mustafa nói chuyện với đài VOA, Tổng thống Mohamed Morsi, một người cực lực ủng hộ phe đối lập ở Syria, đã bị lật đổ. Và mọi thứ đã thay đổi.
“Sau khi ông Morsi ra đi, tôi thấy một số nguời Ai Cập nhìn chúng tôi như những người không tốt, coi chúng tôi là người xấu.”
Doanh nghiệp của ông đã bị thiệt hại. Và sự hào phóng trước kia của chính phủ, như tiếp cận với y tế và giáo dục, đang được xét lại.
Người Syria đã có lúc được hoan nghênh như các đồng minh lâu đời ủng hộ một cuộc nổi dậy của dân chúng rất giống với Ai Cập. Nay họ đã trở nên có liên hệ với ông Morsi trong vụ chính phủ đàn áp đảng Huynh Ðệ Hồi giáo của ông.
Nhà hoạt động Haitham Maleh, thuộc Liên minh Quốc gia của các Lực lượng Ðối lập và Cách mạng Syria, nêu ra rằng hàng trăm người Syria ở Ai Cập đã bị cảnh sát bắt giữ hay bị đánh đập ngoài đường phố, trong khi những người khác bị trục xuất. Theo ông, các cơ quan truyền thông nhà nước còn làm cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn.
“Một số cơ quan truyền thông nói rất xấu về chúng tôi. Một số nói chúng tôi giống như đảng Huynh Ðệ Hồi giáo, một thứ khủng bố. Ðạo quân Giải phóng Syria là các phần tử khủng bố.”
Chính phủ Ai Cập cũng đã phê chuẩn các luật mới gay gắt hơn về thị thực, gây khó khăn hơn cho người Syria xin tỵ nạn.
“Người Syria đến Ai Cập và gia đình họ sẽ đi theo. Nay, họ không còn làm thế được nữa, và họ ở lại Libăng hay Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria. Và một số người Syria quay trở về Syria.”
Và họ trở về ngay cả khi phải đối mặt với việc có thể có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Ông Mustafa, ở vùng ngoại vi Damascus bị chiến tranh gây tan tác, đã tránh vấn đề chính trị cách đây vài tháng. Nay ông mong mỏi thấy chính phủ Syria sụp đổ.
“Chúng tôi cần có ai đó đến gỡ rối vấn đề này. Có thể nước Mỹ có thể làm được. Chúng tôi không biết nhưng chắc chắn là chúng tôi rất sợ hãi. Chúng tôi lo sợ cho dân chúng. Chúng tôi lo sợ cho đất nước.”
Có sự can thiệp hay không, ông Mustafa không có ý định quay trở về. Và bất chấp những gì ông nói rất tốt về những người láng giềng của Ai Cập, ông cũng không có ý định ở lại Cairo. Mới đây, ông đã nộp đơn xin thị thực để sang Hoa Kỳ và châu Âu.
Wael Mustafa là một người Syria tỵ nạn đến Cairo hồi năm ngoái và trong vòng vài tháng, đã tìm được việc làm và một nơi để sinh sống và nuôi đại gia đình.
“Ở đây mọi thứ đều dễ dàng. Người dân dễ dàng. Tìm việc cũng dễ. Dọn đến đây ở cũng dễ.”
Bây giờ thì không dễ dàng như thế nữa.
Hai tháng sau khi Mustafa nói chuyện với đài VOA, Tổng thống Mohamed Morsi, một người cực lực ủng hộ phe đối lập ở Syria, đã bị lật đổ. Và mọi thứ đã thay đổi.
“Sau khi ông Morsi ra đi, tôi thấy một số nguời Ai Cập nhìn chúng tôi như những người không tốt, coi chúng tôi là người xấu.”
Doanh nghiệp của ông đã bị thiệt hại. Và sự hào phóng trước kia của chính phủ, như tiếp cận với y tế và giáo dục, đang được xét lại.
Người Syria đã có lúc được hoan nghênh như các đồng minh lâu đời ủng hộ một cuộc nổi dậy của dân chúng rất giống với Ai Cập. Nay họ đã trở nên có liên hệ với ông Morsi trong vụ chính phủ đàn áp đảng Huynh Ðệ Hồi giáo của ông.
Nhà hoạt động Haitham Maleh, thuộc Liên minh Quốc gia của các Lực lượng Ðối lập và Cách mạng Syria, nêu ra rằng hàng trăm người Syria ở Ai Cập đã bị cảnh sát bắt giữ hay bị đánh đập ngoài đường phố, trong khi những người khác bị trục xuất. Theo ông, các cơ quan truyền thông nhà nước còn làm cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn.
“Một số cơ quan truyền thông nói rất xấu về chúng tôi. Một số nói chúng tôi giống như đảng Huynh Ðệ Hồi giáo, một thứ khủng bố. Ðạo quân Giải phóng Syria là các phần tử khủng bố.”
Chính phủ Ai Cập cũng đã phê chuẩn các luật mới gay gắt hơn về thị thực, gây khó khăn hơn cho người Syria xin tỵ nạn.
“Người Syria đến Ai Cập và gia đình họ sẽ đi theo. Nay, họ không còn làm thế được nữa, và họ ở lại Libăng hay Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria. Và một số người Syria quay trở về Syria.”
Và họ trở về ngay cả khi phải đối mặt với việc có thể có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Ông Mustafa, ở vùng ngoại vi Damascus bị chiến tranh gây tan tác, đã tránh vấn đề chính trị cách đây vài tháng. Nay ông mong mỏi thấy chính phủ Syria sụp đổ.
“Chúng tôi cần có ai đó đến gỡ rối vấn đề này. Có thể nước Mỹ có thể làm được. Chúng tôi không biết nhưng chắc chắn là chúng tôi rất sợ hãi. Chúng tôi lo sợ cho dân chúng. Chúng tôi lo sợ cho đất nước.”
Có sự can thiệp hay không, ông Mustafa không có ý định quay trở về. Và bất chấp những gì ông nói rất tốt về những người láng giềng của Ai Cập, ông cũng không có ý định ở lại Cairo. Mới đây, ông đã nộp đơn xin thị thực để sang Hoa Kỳ và châu Âu.