Đã 19 tháng trôi qua kể từ khi Bắc Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo biên giới thuộc Nam Triều Tiên làm thiệt mạng 4 người. Thông tín viên Steve Herman tường trình từ đảo Yeonpyeong nói rằng Cư dân trên đảo đang lo ngại có thể sớm sẽ phải đối mặt với một vụ pháo kích khác, theo như bài tường thuật của thông tín viên VOA tại Seoul.
Những luận điệu của nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên khiến nhiều người dân trên đảo Yeonpyeong lo lắng hơn thường lệ.
Đầu tháng này, lãnh đạo Kim Jong Un đã đến thăm các đơn vị pháo binh của Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm thực hiện vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong gần hai năm trước. Ông ca ngợi họ là "những người bảo vệ anh hùng" và bảo họ không được bỏ lỡ "cơ hội nghìn vàng" để đáp trả nếu thấy chỉ một quả đạn pháo bắn vào vùng biển gần đó.
Ông Kim Yoo-sung, 84 tuổi, là cư dân trên hòn đảo chỉ cách bờ biển Bắc Triều Tiên 12 km. Ông đang băn khoăn không biết liệu ông sẽ bị kẻ thù tấn công lần thứ 3 trong cuộc đời mình hay không.
Ông bị thương khi đang phục vụ trong hải quân trong chiến tranh Triều Tiên vào đầu những năm 1950. Năm 2010, ông lại bị Bắc Triều Tiên tấn công lần nữa khi pháo kích phá hủy gần như toàn bộ nhà ông.
Ông Kim nói người dân trên đảo ngày đêm lo lắng sẽ bị tấn công lần nữa. Ông nói người dân nơi đây không ngủ yên được, vì cứ mỗi một tiếng ồn trong đêm lại khiến họ sợ rằng mình lại bị pháo kích lần nữa.
Ông Kim bày tỏ sự lo lắng khi đứng trước của ngôi nhà mới gần xây xong. Gần đó, những ngôi nhà khác bị phá hủy vẫn được để nguyên hiện trạng.
Những ngôi nhà này được biến thành gần như một điểm du lịch, và người dân địa phương cũng không thấy phiền lòng về điều đó.
Chủ tịch Trung tâm cộng đồng Kang Myung-sung lạc quan rằng những khung nhà trơ trọi và đống đổ nát của những tòa nhà liền kề sẽ gợi nhớ cho các thế hệ tương lai về những gì đã xảy ra trên hòn đảo 7 km vuông này vào tháng 10, 2010.
Ông Kang cho biết cũng giống như ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi người ta giữ nhiều tòa nhà bị hư hại vì vụ thả bom nguyên tử đầu tiên, người dân trên đảo muốn mọi người đến đây và chứng kiến hậu quả của vụ pháo kích vào đảo. Tuy nhiên, ông phàn nàn rằng chính phủ trung ương không hỗ trợ nhiều cho ý tưởng xây dựng một khu vườn tưởng niệm bao quanh khu vực bị tàn phá. Ý tưởng này của người dân địa phương cũng bắt nguồn từ Hiroshima.
Những luận điệu của nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên khiến nhiều người dân trên đảo Yeonpyeong lo lắng hơn thường lệ.
Đầu tháng này, lãnh đạo Kim Jong Un đã đến thăm các đơn vị pháo binh của Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm thực hiện vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong gần hai năm trước. Ông ca ngợi họ là "những người bảo vệ anh hùng" và bảo họ không được bỏ lỡ "cơ hội nghìn vàng" để đáp trả nếu thấy chỉ một quả đạn pháo bắn vào vùng biển gần đó.
Ông Kim Yoo-sung, 84 tuổi, là cư dân trên hòn đảo chỉ cách bờ biển Bắc Triều Tiên 12 km. Ông đang băn khoăn không biết liệu ông sẽ bị kẻ thù tấn công lần thứ 3 trong cuộc đời mình hay không.
Ông bị thương khi đang phục vụ trong hải quân trong chiến tranh Triều Tiên vào đầu những năm 1950. Năm 2010, ông lại bị Bắc Triều Tiên tấn công lần nữa khi pháo kích phá hủy gần như toàn bộ nhà ông.
Ông Kim nói người dân trên đảo ngày đêm lo lắng sẽ bị tấn công lần nữa. Ông nói người dân nơi đây không ngủ yên được, vì cứ mỗi một tiếng ồn trong đêm lại khiến họ sợ rằng mình lại bị pháo kích lần nữa.
Ông Kim bày tỏ sự lo lắng khi đứng trước của ngôi nhà mới gần xây xong. Gần đó, những ngôi nhà khác bị phá hủy vẫn được để nguyên hiện trạng.
Những ngôi nhà này được biến thành gần như một điểm du lịch, và người dân địa phương cũng không thấy phiền lòng về điều đó.
Chủ tịch Trung tâm cộng đồng Kang Myung-sung lạc quan rằng những khung nhà trơ trọi và đống đổ nát của những tòa nhà liền kề sẽ gợi nhớ cho các thế hệ tương lai về những gì đã xảy ra trên hòn đảo 7 km vuông này vào tháng 10, 2010.
Ông Kang cho biết cũng giống như ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi người ta giữ nhiều tòa nhà bị hư hại vì vụ thả bom nguyên tử đầu tiên, người dân trên đảo muốn mọi người đến đây và chứng kiến hậu quả của vụ pháo kích vào đảo. Tuy nhiên, ông phàn nàn rằng chính phủ trung ương không hỗ trợ nhiều cho ý tưởng xây dựng một khu vườn tưởng niệm bao quanh khu vực bị tàn phá. Ý tưởng này của người dân địa phương cũng bắt nguồn từ Hiroshima.