Một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình để phản đối bất công xã hội và chống tham nhũng thiệt mạng trong lúc bị lực lượng an ninh đến trấn dẹp sáng ngày 12/11 tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở Hà Nội.
Bà Hà Thị Nhung, năm nay 76 tuổi, quê ở Thanh Hóa, cùng với một số bà con khiếu kiện từ các tỉnh đã có mặt tại khuôn viên vườn hoa Lý Tự Trọng từ hôm 9/11 để đón đoàn đại biểu Quốc hội với các biểu ngữ tố cáo tham nhũng ở địa phương.
Những người chứng kiến nói sau khi bị công an tràn tới dẹp biểu ngữ, xô đẩy, và áp vào bên trong vườn hoa, bà Nhung đã ngã lịm xuống đất. Người dân xung quanh kêu cứu, nhưng lực lượng an ninh bỏ mặc. Bà con đã kêu xe cấp cứu đưa bà Nhung vào bệnh viện Saint Paul, nhưng không kịp cứu chữa.
Bà Mai, một người trong đoàn biểu tình tận mắt chứng kiến vụ xô đẩy sáng ngày 12/11 dẫn đến cái chết của bà Nhung, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Sáng nay khoảng 7:30 phút, chúng tôi có mặt tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở thủ đô Hà Nội. Chúng tôi khoảng 8 người dân ở các tỉnh gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Dương, và một số cư dân Hà Nội. Chúng tôi xuống đó để đón đoàn đại biểu Quốc hội, giương biểu ngữ để tố cáo một số cán bộ tham nhũng ở các tỉnh. Có khoảng 7 chiến sĩ công an và 7 dân quân tự vệ ra ngăn cản không cho chúng tôi đứng trên vỉa hè mặc dù chúng tôi không hề xuống đường, vi phạm lề đường. Các anh trật tự đó bấu véo để lôi kéo chúng tôi vào. Hàng rào người (an ninh) cứ áp áp, đẩy đẩy vào thì bà Nhung từ từ xỉu xuống.”
Những người trong đoàn biểu tình cho biết bà Nhung, người từng được nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng nhì, đã đi gõ cửa các nơi từ địa phương tới trung ương để tố cáo tham nhũng và đòi quyền lợi sau 30 năm cống hiến cho cách mạng nhưng bị ngược đãi, bất công.
Một nhân chứng khác cũng đi cùng đoàn biểu tình với nạn nhân là bà Cúc từ Thanh Hóa, cho biết thêm:
“Tôi với bà Nhung cùng đi ra một lúc, đem băng cờ, biểu ngữ ra để đả đảo chống tham nhũng. Bà Nhung đứng trên vườn hoa chứ không xuống lề đường. Bà ca hát, kêu đảng và nhà nước trả lại quyền lợi cho bà vì bà có công với nhà nước. Công an họ ngăn, đẩy chúng tôi và bà Nhung vào. Tôi nhìn thấy bà nằm soài xuống. Tôi tưởng bà nằm nghỉ cơ, nhưng không ngờ là bà chết rồi. Công an họ đứng rào như bức tường thành để che các câu khẩu hiệu của chúng tôi. Bây giờ số dân đi kiện bị họ đàn áp ghê lắm. Họ bắt bớ, đàn áp, không cho căng khẩu hiệu, bảo là đấu tranh thì về địa phương mà đấu tranh. Nhưng chúng tôi đã đến các nơi, các cơ quan để nộp đơn từ. Vào các ông to không được, nộp đơn ở ngoài thì kêu không thấu được. Chúng tôi lên số 1 Ngô Thì Nhậm, rồi ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, chỗ dân đi kiện đó để đòi quyền lợi. Đường lối của đảng đề ra một đường nhưng làm một nẻo. Bây giờ chúng tôi chả còn tin tưởng gì nữa hết. Khi bà Nhung chết ở vườn hoa, chúng tôi hương khói cho bà, nhưng công an dẹp, không cho hương khói. Họ ném bát hương xuống hồ và vứt hết.”
Đến chiều tối cùng ngày, những người biểu tình đi cùng vẫn còn bị công an cô lập bên ngoài bệnh viện, không cho hỏi han kết quả khám nghiệm tử thi và ngăn không cho tiếp xúc với người nhà của nạn nhân.
Bà Mai nói:
“Hiện thời, tôi đang ở bệnh viện từ sáng tới giờ, túc trực từ lúc đưa xác bác Nhung vào đây, nhưng cũng không được tiếp xúc với gia đình và cũng không tiếp xúc được với thông tin mổ tử thi và nguyên nhân cái chết thế nào. Hoàn toàn công an cô lập chúng tôi, không cho chúng tôi tiếp cận.”
Giới chức hữu trách chưa lên tiếng phản hồi trước thông tin về cái chết của bà Hà Thị Nhung.
Vụ việc xảy ra giữa lúc các cuộc biểu tình phản đối bất công xã hội và chống nạn tham nhũng tràn lan vẫn liên tục diễn ra tại nhiều nơi trên cả nước, bất chấp những phản ứng mạnh tay của chính quyền trong khi Việt Nam chưa thông qua luật biểu tình được người dân ủng hộ.
Bà Hà Thị Nhung, năm nay 76 tuổi, quê ở Thanh Hóa, cùng với một số bà con khiếu kiện từ các tỉnh đã có mặt tại khuôn viên vườn hoa Lý Tự Trọng từ hôm 9/11 để đón đoàn đại biểu Quốc hội với các biểu ngữ tố cáo tham nhũng ở địa phương.
Những người chứng kiến nói sau khi bị công an tràn tới dẹp biểu ngữ, xô đẩy, và áp vào bên trong vườn hoa, bà Nhung đã ngã lịm xuống đất. Người dân xung quanh kêu cứu, nhưng lực lượng an ninh bỏ mặc. Bà con đã kêu xe cấp cứu đưa bà Nhung vào bệnh viện Saint Paul, nhưng không kịp cứu chữa.
Bà Mai, một người trong đoàn biểu tình tận mắt chứng kiến vụ xô đẩy sáng ngày 12/11 dẫn đến cái chết của bà Nhung, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Sáng nay khoảng 7:30 phút, chúng tôi có mặt tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở thủ đô Hà Nội. Chúng tôi khoảng 8 người dân ở các tỉnh gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Dương, và một số cư dân Hà Nội. Chúng tôi xuống đó để đón đoàn đại biểu Quốc hội, giương biểu ngữ để tố cáo một số cán bộ tham nhũng ở các tỉnh. Có khoảng 7 chiến sĩ công an và 7 dân quân tự vệ ra ngăn cản không cho chúng tôi đứng trên vỉa hè mặc dù chúng tôi không hề xuống đường, vi phạm lề đường. Các anh trật tự đó bấu véo để lôi kéo chúng tôi vào. Hàng rào người (an ninh) cứ áp áp, đẩy đẩy vào thì bà Nhung từ từ xỉu xuống.”
Tôi với bà Nhung cùng đi ra một lúc, đem băng cờ, biểu ngữ ra để đả đảo chống tham nhũng. Bà Nhung đứng trên vườn hoa chứ không xuống lề đường. Bà ca hát, kêu đảng và nhà nước trả lại quyền lợi cho bà vì bà có công với nhà nước. Công an họ ngăn, đẩy chúng tôi và bà Nhung vào. Tôi nhìn thấy bà nằm soài xuống. Tôi tưởng bà nằm nghỉ cơ, nhưng không ngờ là bà chết rồi...Một nhân chứng.
Một nhân chứng khác cũng đi cùng đoàn biểu tình với nạn nhân là bà Cúc từ Thanh Hóa, cho biết thêm:
“Tôi với bà Nhung cùng đi ra một lúc, đem băng cờ, biểu ngữ ra để đả đảo chống tham nhũng. Bà Nhung đứng trên vườn hoa chứ không xuống lề đường. Bà ca hát, kêu đảng và nhà nước trả lại quyền lợi cho bà vì bà có công với nhà nước. Công an họ ngăn, đẩy chúng tôi và bà Nhung vào. Tôi nhìn thấy bà nằm soài xuống. Tôi tưởng bà nằm nghỉ cơ, nhưng không ngờ là bà chết rồi. Công an họ đứng rào như bức tường thành để che các câu khẩu hiệu của chúng tôi. Bây giờ số dân đi kiện bị họ đàn áp ghê lắm. Họ bắt bớ, đàn áp, không cho căng khẩu hiệu, bảo là đấu tranh thì về địa phương mà đấu tranh. Nhưng chúng tôi đã đến các nơi, các cơ quan để nộp đơn từ. Vào các ông to không được, nộp đơn ở ngoài thì kêu không thấu được. Chúng tôi lên số 1 Ngô Thì Nhậm, rồi ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, chỗ dân đi kiện đó để đòi quyền lợi. Đường lối của đảng đề ra một đường nhưng làm một nẻo. Bây giờ chúng tôi chả còn tin tưởng gì nữa hết. Khi bà Nhung chết ở vườn hoa, chúng tôi hương khói cho bà, nhưng công an dẹp, không cho hương khói. Họ ném bát hương xuống hồ và vứt hết.”
Đến chiều tối cùng ngày, những người biểu tình đi cùng vẫn còn bị công an cô lập bên ngoài bệnh viện, không cho hỏi han kết quả khám nghiệm tử thi và ngăn không cho tiếp xúc với người nhà của nạn nhân.
Bà Mai nói:
“Hiện thời, tôi đang ở bệnh viện từ sáng tới giờ, túc trực từ lúc đưa xác bác Nhung vào đây, nhưng cũng không được tiếp xúc với gia đình và cũng không tiếp xúc được với thông tin mổ tử thi và nguyên nhân cái chết thế nào. Hoàn toàn công an cô lập chúng tôi, không cho chúng tôi tiếp cận.”
Giới chức hữu trách chưa lên tiếng phản hồi trước thông tin về cái chết của bà Hà Thị Nhung.
Vụ việc xảy ra giữa lúc các cuộc biểu tình phản đối bất công xã hội và chống nạn tham nhũng tràn lan vẫn liên tục diễn ra tại nhiều nơi trên cả nước, bất chấp những phản ứng mạnh tay của chính quyền trong khi Việt Nam chưa thông qua luật biểu tình được người dân ủng hộ.