Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.
Danh sách những người bị Việt Nam cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tiếp tục tăng. Tiếp sau các nhà hoạt động nhân quyền, những người cổ súy dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà báo, và các blogger, gần đây nhất, hai nhạc sĩ trẻ vừa lãnh án tổng cộng 10 năm tù sau khi sáng tác những ca khúc mà chính quyền cho là ‘phản động’, ‘chống nhà nước’.
Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của các bài hát được nhiều người yêu chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hôm 30/10 bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù vì những lời hát như ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’, ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’, hay ‘dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu, để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?’
Án tù Hà Nội dành cho hai nhạc sĩ này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính phủ Pháp, Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, và giới yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước. Người trẻ quan tâm đến sự kiện này có phản hồi thế nào về các bản nhạc và bản bản án của Việt Khang và Anh Bình?
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 4 bạn trẻ trong nước từ hai miền Nam-Bắc là Việt, Lê, Trang, và Vũ.
Lê Sài Gòn: Mình bắt đầu biết tới nhạc sĩ Việt Khang từ ca khúc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Mình biết đến nhạc sĩ Anh Bình từ khi anh sáng tác ca khúc Rạng ngời nước Nam. Đây là những ca khúc đã đi vào lòng người. Mình cảm thấy ấn tượng với những ca khúc của họ nói về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự đàn áp và bất công của những người công an thẳng tay đàn áp người yêu nước trong những lần xuống đường chống Trung Quốc xâm lược.
Vũ Hà Nội: Mình chú ý tới các ca khúc đậm tình yêu nước này bắt đầu từ các cuộc biểu tình năm 2011, đặc biệt là ca khúc Anh là ai vì mình cũng từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Việt Nam tôi đâu và Anh là ai phải thừa nhận đó là những ca khúc không thể quên được vì ít ra mình cũng từng là một nhân chứng trong các ngày đó.
Việt Sài Gòn: Tôi biết đến hai ca khúc của Việt Khang từ khi người Việt tị nạn ở Mỹ lên chương trình thỉnh nguyện thư kêu gọi tự do cho Việt Khang. Còn nhạc sĩ Anh Bình tôi biết sau khi anh bị bắt, Dòng Chúa Cứu Thế có đăng các bài hát của anh. Anh bị bắt rồi mới biết là nhiều bài nổi tiếng ca sĩ Đan Trường hát trước đây là của Anh Bình.
Trang Sài Gòn: Nghe các bài hát của Anh Bình, em cảm thấy anh là một người yêu nước, kêu gọi mọi người giữ lại nét văn hóa của Việt Nam.
Trà Mi: Tuy nhiên, hai nhạc sĩ chúng ta đang nói tới đang là tâm điểm chú ý của công luận quốc tế sau bản án tổng cộng 10 năm về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ liên quan trực tiếp tới các ca khúc mà họ là tác giả. Bản án của họ gặp sự phản đối từ quốc tế. Còn các bạn, những người trẻ trong nước có quan tâm đến hai nhạc sĩ này, phản hồi của các bạn thế nào?
Vũ Hà Nội: Mình hết sức bất ngờ và tiếc nuối cho họ.
Lê Sài Gòn: 4 năm tù cho Việt Khang và 6 năm tù cho Anh Bình là hết sức nặng nề và phi nhân. Nhà cầm quyền đã dựa vào những điều luật của mình tuyên ra những bản án thật sự rất hà khắc đối với văn nghệ sĩ nói riêng và với những người bày tỏ tinh thần yêu nước nói chung.
Việt Sài Gòn: Ở Việt Nam, các bản án thế này coi như là bình thường trong đất nước cộng sản. Khi bị gán ghép vào điều 88 hay 79 thì không bị án nhẹ bao giờ. Ít nhất cũng 3 năm.
Trà Mi: Bạn nói hai bản án này là điều ‘bình thường’ ở Việt Nam. Nếu là điều ‘bình thường’, vì sao các bạn vẫn cảm thấy bất ngờ? Vì sao có nhiều người quan tâm và nhiều người bất ngờ?
Việt Sài Gòn: Nhưng xét lại việc làm của họ đâu có gì đáng bị vậy đâu. Hai bài hát của Việt Khang mà lại dẫn tới 4 năm tù. Đối với những người có lương tri, họ phải phản kháng thôi, không thể chấp nhận, dù là 1 ngày hay 1 giờ tù, chứ đừng nói là đến mấy năm tù.
Lê Sài Gòn: Thật sự mình rất sốc về hai bản án này. Về mặt dân sự, các bài hát này phản ánh tình yêu nước nồng nàn, hát về Tổ quốc, về sự hung hăng xâm chiếm của Trung Quốc. Thế mà nhà cầm quyền rắp tâm áp dụng điều 88 xem đó là những tác phẩm ‘tuyên truyền chống phá’. Đây là một điều cắt cớ và cho thấy tính phản dân tộc, không tôn trọng tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
Trà Mi: Nghe qua các ca khúc đó, các bạn có cảm nhận chút nào về yếu tố ‘chống nhà nước’ phảng phất trong đó không?
Việt Sài Gòn: Thực tế không phải là chống nhà nước mà là chống độc tài, độc đảng, chống sự cai trị rất hà khắc. Ca khúc của Việt Khang cùng với các hình ảnh về (công an) bắt, đánh, và đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc rất có ý nghĩa.
Vũ Hà Nội: Có một cái gì đó thật sự rất nhạy cảm ở đây. Hai ca khúc chống Trung Quốc có thể thấy rõ không xúc phạm gì tới dân tộc Việt Nam mình, mà sao hai nhạc sĩ lại bị bắt? Chúng ta chú ý vào nội dung của nó và nước láng giềng rất hùng mạnh cũng theo một chế độ giống chúng ta, mới thấy điều đáng tiếc cho hai nhạc sĩ.
Lê Sài Gòn: Các ca khúc của hai nhạc sĩ này hoàn toàn không dính líu tới chuyện ‘chống phá nhà nước’, mà chỉ thể hiện tình yêu nước nồng nàn ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’. Nếu dựa vào hai câu hát này mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghép tội họ vào điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, thì rõ ràng họ tự nhận mình là ‘kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam’.
Trà Mi: Những ca từ như ‘sao đang tâm làm tay sai cho Tàu’ bị chính quyền cho là ‘chống nhà nước’. Thế còn cảm nhận từ phía người nghe, những thính giả trẻ như các bạn cảm nhận những lời hát này như thế nào?
Trang Sài Gòn: Mỗi lần nghe những bài hát này không hiểu sao nước mắt em cứ tuôn ra. Em cảm nhận được những gì đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Chính công an phải bảo vệ người dân, ngược lại, họ lại đàn áp chính người dân Việt mình. Rất đau đớn khi nhìn thấy những cảnh như vậy.
Việt Sài Gòn: Nếu đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ đương thời mà làm giống như Philippines thì những bài hát của Việt Khang không có ý nghĩa. Chính phủ Philippines lên tiếng rất mạnh mẽ và ủng hộ người dân phản đối quyết liệt trước sự xâm phạm của Trung Quốc dù rất là nhỏ trên các đảo của Philipppines. Còn chính phủ Việt Nam thì lại bắt bớ, đánh đập, hăm dọa dân nên những bản nhạc của Việt Khang mới có ý nghĩa.
Trà Mi: Một bên chính quyền cho rằng các bài nhạc này thể hiện sự bất bình, chống đối. Một bên những người ủng hộ và quan tâm đến hai nhạc sĩ này thì cho rằng các bài hát đó phản ánh hiện thực xã hội, cảnh báo hiện thực đất nước…
Vũ Hà Nội: Bản thân mình là người trực tiếp có mặt tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mình thấy tính hiện thực trong từng lời bài hát Anh là ai của Việt Khang. Chúng ta có những thước phim ghi lại cảnh nhiều người ở cả Sài Gòn và Hà Nội bị bắt lên xe buýt, bị đàn áp. Những lời hát trong Anh là ai hết sức chân thật. Bài Việt Nam tôi đâu không còn phản ánh tính hiện thực nữa, mà nêu lên những vấn đề thật sự nhức nhối trong lòng người dân, những bức xúc và quan tâm của người dân dành cho đất nước này khi tàu của Trung Quốc nhởn nhơ ngoài khơi còn chính quyền Việt Nam thì đàn áp những người biểu tình. Những bài hát này nói lên thực tế rằng dường như chúng ta đang thấy một sự khiếp nhược của những người cao hơn Ủy ban Nhân dân Hà Nội hay TPHCM.
Trà Mi: Có bạn nào nghe qua các ca khúc này có một chút cảm nhận trong lòng rằng nó cũng thể hiện sự bất bình, chống đối chăng?
Lê Sài Gòn: Những bài hát này rất sâu sát với hiện thực xã hội Việt Nam lúc này.
Trà Mi: Các bài hát mà các bạn cho là phản ánh hiện thực đã dẫn tới kết quả là những bản án tù. Điều này phản ánh điều gì? Bản án đó có ý nghĩa thế nào trong ánh mắt của người trẻ?
Việt Sài Gòn: Kể cả trong trường hợp các bài hát này có nội dung bất bình, chống đối đi chăng nữa, việc kết án tù họ dù một ngày, một giờ, cũng không được vì họ có quyền nói lên chính kiến của họ. Nói những bài hát của hai nhạc sĩ này là chống đối, ghép điều 88 để bỏ tù họ là hành động rất bất công và bất nhân.
Lê Sài Gòn: Điều đó thể hiện sự không tôn trọng pháp luật và mang tính trả đũa. Thế lực cầm quyền răn đe, dọa nạt ngừơi yêu nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức.
Trang Sài Gòn: Những bài hát này là lời kêu gọi từ trong thâm tâm để nhà cầm quyền nhìn lại những nỗi khổ của người dân để có sự công bằng.
Trà Mi: Về tác động và tác dụng của những bài hát và những bản án theo sau, các bạn ghi nhận thế nào?
Việt Sài Gòn: Nghe ca khúc của họ tôi ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận của một người trẻ đối với vận mệnh dân tộc mình trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.
Lê Sài Gòn: Nghe những bài hát này, mình thấy yêu Tổ quốc, đất nước, đồng bào hơn và cảm thấy đau trước hành động xâm lăng (của Trung Quốc) và trước hành động tàn bạo của lực lượng công an Việt Nam đối với người yêu nước.
Trà Mi: Còn về tác động của bản án mà họ đang lãnh chịu?
Lê Sài Gòn: Về bản án, mình đau lòng và xấu hổ thay cho luật pháp Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.
Trang Sài Gòn: Các bài hát này được giới trẻ rất yêu thích và ngày càng được các bạn nghe nhiều hơn.
Các bạn trẻ đã tìm được tới hai bài hát này rồi thì chính các bạn phải đi tìm cho mình sự thật trong xã hội này như thế nào, các bạn sẽ hiểu được tình hình đất nước như thế nào. Chính các bạn phải đứng lên đấu tranh cho sự thật, cho đất nước Việt Nam này.
Việt Sài Gòn: Bản án này đúng là tác dụng ngược. Cho dù nó có nặng thế nào cũng không răn đe được đối với người trẻ và dân Việt có ý thức với dân tộc Việt. Chẳng hạn như chính bản thân tôi và bạn bè tôi cũng chẳng sợ gì, vẫn nghe và loan truyền các bài hát đó bình thường.
Trà Mi: Khi người nhạc sĩ viết ra những tâm tư thổn thức, những bức xúc đó, họ mong muốn được chính quyền, những người hữu trách, lắng nghe những tâm tình của họ, lắng nghe cảm nhận trong lòng dân Việt thế nào trước những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Nhưng những thổn thức đó đã không được lắng nghe mà ngược lại còn bị trừng phạt bằng án tù. Phải chăng mong muốn của hai tác giả Việt Khang và Anh Bình cũng bị tác dụng ngược như chính bản án nhà nước đưa ra cho họ?
Việt Sài Gòn: Một nhà độc tài thì có bao giờ nghe ý kiến của người khác? Nói đúng hay sai gì họ cũng chẳng nghe.
Trà Mi: Trước sự phản tác dụng đó, nên chăng thể hiện tâm tư của mình qua các tác phẩm cho dù bằng hình thức nào đi chăng nữa cũng chỉ có những tác dụng ngược, rước họa vào thân mà thôi?
Vũ Hà Nội: Qua các tác phẩm của họ, ta thấy được nhiệt huyết của họ dành cho đất nước. Sẽ có một Việt Khang hay Trần Vũ Anh Bình thứ hai chăng? Đó cũng là điều tôi trăn trở về đất nước này.
Việt Sài Gòn: Sáng tác của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, giới cầm quyền có nghe hay không, điều đó không quan trọng. Quan trọng là người dân nghe, đó là điều tốt. Hiện tại dân nghe rất nhiều. Cho nên, họ mới sợ và tìm cách bắt, bỏ tù hai nhạc sĩ này.
Trà Mi: Hai nhạc sĩ này ngay sau phiên sơ thẩm đã quyết định không kháng án. Một bản án mà mọi người cho là bất công nhưng chính người trong cuộc lại không kháng cáo, kháng án. Phản hồi của các bạn thế nào trước việc này?
Lê Sài Gòn: Họ không kháng án không phản ánh rằng họ chấp nhận bản án. Đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những chuyện như thế này mình nên hiểu ngược lại. Hai nhạc sĩ viết các bài hát nói lên tình yêu nước, yêu đồng bào nhưng lại bị những bản án nặng nề thế này, mình thấy rất nhục nhã cho nền tư pháp của đất nước.
Trà Mi: Là những người đồng cảm với Việt Khang và Anh Bình, các bạn chia sẻ thông điệp của họ bằng cách nào và như thế nào?
Lê Sài Gòn: Sống trong xã hội Việt Nam lúc này, mình cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của các bài hát này khi vẫn nhan nhản đó sự bất công và đàn áp. Để tiếp bước theo hai nhạc sĩ này, giới trẻ ở Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa rèn luyện tinh thần yêu nước, quan tâm hơn đến đồng bào và hiện tình đất nước để cải thiện thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi vừa gửi đến qúy vị cảm nhận và ý kiến của 4 bạn trẻ trong nước liên quan đến bản án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, tác giả của các ca khúc chống Trung Quốc xâm lược, phản đối cách hành xử của chính quyền và những bất công trong xã hội.
Tạp chí Thanh Niên mời qúy vị và các bạn cùng chia sẻ quan điểm với khách mời của chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Danh sách những người bị Việt Nam cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tiếp tục tăng. Tiếp sau các nhà hoạt động nhân quyền, những người cổ súy dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà báo, và các blogger, gần đây nhất, hai nhạc sĩ trẻ vừa lãnh án tổng cộng 10 năm tù sau khi sáng tác những ca khúc mà chính quyền cho là ‘phản động’, ‘chống nhà nước’.
Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của các bài hát được nhiều người yêu chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hôm 30/10 bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù vì những lời hát như ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’, ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’, hay ‘dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu, để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?’
Án tù Hà Nội dành cho hai nhạc sĩ này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính phủ Pháp, Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, và giới yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước. Người trẻ quan tâm đến sự kiện này có phản hồi thế nào về các bản nhạc và bản bản án của Việt Khang và Anh Bình?
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 4 bạn trẻ trong nước từ hai miền Nam-Bắc là Việt, Lê, Trang, và Vũ.
Lê Sài Gòn: Mình bắt đầu biết tới nhạc sĩ Việt Khang từ ca khúc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Mình biết đến nhạc sĩ Anh Bình từ khi anh sáng tác ca khúc Rạng ngời nước Nam. Đây là những ca khúc đã đi vào lòng người. Mình cảm thấy ấn tượng với những ca khúc của họ nói về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự đàn áp và bất công của những người công an thẳng tay đàn áp người yêu nước trong những lần xuống đường chống Trung Quốc xâm lược.
Vũ Hà Nội: Mình chú ý tới các ca khúc đậm tình yêu nước này bắt đầu từ các cuộc biểu tình năm 2011, đặc biệt là ca khúc Anh là ai vì mình cũng từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Việt Nam tôi đâu và Anh là ai phải thừa nhận đó là những ca khúc không thể quên được vì ít ra mình cũng từng là một nhân chứng trong các ngày đó.
Việt Sài Gòn: Tôi biết đến hai ca khúc của Việt Khang từ khi người Việt tị nạn ở Mỹ lên chương trình thỉnh nguyện thư kêu gọi tự do cho Việt Khang. Còn nhạc sĩ Anh Bình tôi biết sau khi anh bị bắt, Dòng Chúa Cứu Thế có đăng các bài hát của anh. Anh bị bắt rồi mới biết là nhiều bài nổi tiếng ca sĩ Đan Trường hát trước đây là của Anh Bình.
Trang Sài Gòn: Nghe các bài hát của Anh Bình, em cảm thấy anh là một người yêu nước, kêu gọi mọi người giữ lại nét văn hóa của Việt Nam.
Trà Mi: Tuy nhiên, hai nhạc sĩ chúng ta đang nói tới đang là tâm điểm chú ý của công luận quốc tế sau bản án tổng cộng 10 năm về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ liên quan trực tiếp tới các ca khúc mà họ là tác giả. Bản án của họ gặp sự phản đối từ quốc tế. Còn các bạn, những người trẻ trong nước có quan tâm đến hai nhạc sĩ này, phản hồi của các bạn thế nào?
Vũ Hà Nội: Mình hết sức bất ngờ và tiếc nuối cho họ.
Lê Sài Gòn: 4 năm tù cho Việt Khang và 6 năm tù cho Anh Bình là hết sức nặng nề và phi nhân. Nhà cầm quyền đã dựa vào những điều luật của mình tuyên ra những bản án thật sự rất hà khắc đối với văn nghệ sĩ nói riêng và với những người bày tỏ tinh thần yêu nước nói chung.
Việt Sài Gòn: Ở Việt Nam, các bản án thế này coi như là bình thường trong đất nước cộng sản. Khi bị gán ghép vào điều 88 hay 79 thì không bị án nhẹ bao giờ. Ít nhất cũng 3 năm.
Trà Mi: Bạn nói hai bản án này là điều ‘bình thường’ ở Việt Nam. Nếu là điều ‘bình thường’, vì sao các bạn vẫn cảm thấy bất ngờ? Vì sao có nhiều người quan tâm và nhiều người bất ngờ?
Việt Sài Gòn: Nhưng xét lại việc làm của họ đâu có gì đáng bị vậy đâu. Hai bài hát của Việt Khang mà lại dẫn tới 4 năm tù. Đối với những người có lương tri, họ phải phản kháng thôi, không thể chấp nhận, dù là 1 ngày hay 1 giờ tù, chứ đừng nói là đến mấy năm tù.
Lê Sài Gòn: Thật sự mình rất sốc về hai bản án này. Về mặt dân sự, các bài hát này phản ánh tình yêu nước nồng nàn, hát về Tổ quốc, về sự hung hăng xâm chiếm của Trung Quốc. Thế mà nhà cầm quyền rắp tâm áp dụng điều 88 xem đó là những tác phẩm ‘tuyên truyền chống phá’. Đây là một điều cắt cớ và cho thấy tính phản dân tộc, không tôn trọng tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
Trà Mi: Nghe qua các ca khúc đó, các bạn có cảm nhận chút nào về yếu tố ‘chống nhà nước’ phảng phất trong đó không?
Việt Sài Gòn: Thực tế không phải là chống nhà nước mà là chống độc tài, độc đảng, chống sự cai trị rất hà khắc. Ca khúc của Việt Khang cùng với các hình ảnh về (công an) bắt, đánh, và đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc rất có ý nghĩa.
Vũ Hà Nội: Có một cái gì đó thật sự rất nhạy cảm ở đây. Hai ca khúc chống Trung Quốc có thể thấy rõ không xúc phạm gì tới dân tộc Việt Nam mình, mà sao hai nhạc sĩ lại bị bắt? Chúng ta chú ý vào nội dung của nó và nước láng giềng rất hùng mạnh cũng theo một chế độ giống chúng ta, mới thấy điều đáng tiếc cho hai nhạc sĩ.
Lê Sài Gòn: Các ca khúc của hai nhạc sĩ này hoàn toàn không dính líu tới chuyện ‘chống phá nhà nước’, mà chỉ thể hiện tình yêu nước nồng nàn ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’. Nếu dựa vào hai câu hát này mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghép tội họ vào điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, thì rõ ràng họ tự nhận mình là ‘kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam’.
Trà Mi: Những ca từ như ‘sao đang tâm làm tay sai cho Tàu’ bị chính quyền cho là ‘chống nhà nước’. Thế còn cảm nhận từ phía người nghe, những thính giả trẻ như các bạn cảm nhận những lời hát này như thế nào?
Trang Sài Gòn: Mỗi lần nghe những bài hát này không hiểu sao nước mắt em cứ tuôn ra. Em cảm nhận được những gì đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Chính công an phải bảo vệ người dân, ngược lại, họ lại đàn áp chính người dân Việt mình. Rất đau đớn khi nhìn thấy những cảnh như vậy.
Việt Sài Gòn: Nếu đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ đương thời mà làm giống như Philippines thì những bài hát của Việt Khang không có ý nghĩa. Chính phủ Philippines lên tiếng rất mạnh mẽ và ủng hộ người dân phản đối quyết liệt trước sự xâm phạm của Trung Quốc dù rất là nhỏ trên các đảo của Philipppines. Còn chính phủ Việt Nam thì lại bắt bớ, đánh đập, hăm dọa dân nên những bản nhạc của Việt Khang mới có ý nghĩa.
Trà Mi: Một bên chính quyền cho rằng các bài nhạc này thể hiện sự bất bình, chống đối. Một bên những người ủng hộ và quan tâm đến hai nhạc sĩ này thì cho rằng các bài hát đó phản ánh hiện thực xã hội, cảnh báo hiện thực đất nước…
Vũ Hà Nội: Bản thân mình là người trực tiếp có mặt tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mình thấy tính hiện thực trong từng lời bài hát Anh là ai của Việt Khang. Chúng ta có những thước phim ghi lại cảnh nhiều người ở cả Sài Gòn và Hà Nội bị bắt lên xe buýt, bị đàn áp. Những lời hát trong Anh là ai hết sức chân thật. Bài Việt Nam tôi đâu không còn phản ánh tính hiện thực nữa, mà nêu lên những vấn đề thật sự nhức nhối trong lòng người dân, những bức xúc và quan tâm của người dân dành cho đất nước này khi tàu của Trung Quốc nhởn nhơ ngoài khơi còn chính quyền Việt Nam thì đàn áp những người biểu tình. Những bài hát này nói lên thực tế rằng dường như chúng ta đang thấy một sự khiếp nhược của những người cao hơn Ủy ban Nhân dân Hà Nội hay TPHCM.
Trà Mi: Có bạn nào nghe qua các ca khúc này có một chút cảm nhận trong lòng rằng nó cũng thể hiện sự bất bình, chống đối chăng?
Lê Sài Gòn: Những bài hát này rất sâu sát với hiện thực xã hội Việt Nam lúc này.
Trà Mi: Các bài hát mà các bạn cho là phản ánh hiện thực đã dẫn tới kết quả là những bản án tù. Điều này phản ánh điều gì? Bản án đó có ý nghĩa thế nào trong ánh mắt của người trẻ?
Việt Sài Gòn: Kể cả trong trường hợp các bài hát này có nội dung bất bình, chống đối đi chăng nữa, việc kết án tù họ dù một ngày, một giờ, cũng không được vì họ có quyền nói lên chính kiến của họ. Nói những bài hát của hai nhạc sĩ này là chống đối, ghép điều 88 để bỏ tù họ là hành động rất bất công và bất nhân.
Lê Sài Gòn: Điều đó thể hiện sự không tôn trọng pháp luật và mang tính trả đũa. Thế lực cầm quyền răn đe, dọa nạt ngừơi yêu nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức.
Trang Sài Gòn: Những bài hát này là lời kêu gọi từ trong thâm tâm để nhà cầm quyền nhìn lại những nỗi khổ của người dân để có sự công bằng.
Trà Mi: Về tác động và tác dụng của những bài hát và những bản án theo sau, các bạn ghi nhận thế nào?
Việt Sài Gòn: Nghe ca khúc của họ tôi ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận của một người trẻ đối với vận mệnh dân tộc mình trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.
Lê Sài Gòn: Nghe những bài hát này, mình thấy yêu Tổ quốc, đất nước, đồng bào hơn và cảm thấy đau trước hành động xâm lăng (của Trung Quốc) và trước hành động tàn bạo của lực lượng công an Việt Nam đối với người yêu nước.
Trà Mi: Còn về tác động của bản án mà họ đang lãnh chịu?
Lê Sài Gòn: Về bản án, mình đau lòng và xấu hổ thay cho luật pháp Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.
Trang Sài Gòn: Các bài hát này được giới trẻ rất yêu thích và ngày càng được các bạn nghe nhiều hơn.
Các bạn trẻ đã tìm được tới hai bài hát này rồi thì chính các bạn phải đi tìm cho mình sự thật trong xã hội này như thế nào, các bạn sẽ hiểu được tình hình đất nước như thế nào. Chính các bạn phải đứng lên đấu tranh cho sự thật, cho đất nước Việt Nam này.
Việt Sài Gòn: Bản án này đúng là tác dụng ngược. Cho dù nó có nặng thế nào cũng không răn đe được đối với người trẻ và dân Việt có ý thức với dân tộc Việt. Chẳng hạn như chính bản thân tôi và bạn bè tôi cũng chẳng sợ gì, vẫn nghe và loan truyền các bài hát đó bình thường.
Trà Mi: Khi người nhạc sĩ viết ra những tâm tư thổn thức, những bức xúc đó, họ mong muốn được chính quyền, những người hữu trách, lắng nghe những tâm tình của họ, lắng nghe cảm nhận trong lòng dân Việt thế nào trước những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Nhưng những thổn thức đó đã không được lắng nghe mà ngược lại còn bị trừng phạt bằng án tù. Phải chăng mong muốn của hai tác giả Việt Khang và Anh Bình cũng bị tác dụng ngược như chính bản án nhà nước đưa ra cho họ?
Việt Sài Gòn: Một nhà độc tài thì có bao giờ nghe ý kiến của người khác? Nói đúng hay sai gì họ cũng chẳng nghe.
Trà Mi: Trước sự phản tác dụng đó, nên chăng thể hiện tâm tư của mình qua các tác phẩm cho dù bằng hình thức nào đi chăng nữa cũng chỉ có những tác dụng ngược, rước họa vào thân mà thôi?
Vũ Hà Nội: Qua các tác phẩm của họ, ta thấy được nhiệt huyết của họ dành cho đất nước. Sẽ có một Việt Khang hay Trần Vũ Anh Bình thứ hai chăng? Đó cũng là điều tôi trăn trở về đất nước này.
Việt Sài Gòn: Sáng tác của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, giới cầm quyền có nghe hay không, điều đó không quan trọng. Quan trọng là người dân nghe, đó là điều tốt. Hiện tại dân nghe rất nhiều. Cho nên, họ mới sợ và tìm cách bắt, bỏ tù hai nhạc sĩ này.
Trà Mi: Hai nhạc sĩ này ngay sau phiên sơ thẩm đã quyết định không kháng án. Một bản án mà mọi người cho là bất công nhưng chính người trong cuộc lại không kháng cáo, kháng án. Phản hồi của các bạn thế nào trước việc này?
Lê Sài Gòn: Họ không kháng án không phản ánh rằng họ chấp nhận bản án. Đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những chuyện như thế này mình nên hiểu ngược lại. Hai nhạc sĩ viết các bài hát nói lên tình yêu nước, yêu đồng bào nhưng lại bị những bản án nặng nề thế này, mình thấy rất nhục nhã cho nền tư pháp của đất nước.
Trà Mi: Là những người đồng cảm với Việt Khang và Anh Bình, các bạn chia sẻ thông điệp của họ bằng cách nào và như thế nào?
Lê Sài Gòn: Sống trong xã hội Việt Nam lúc này, mình cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của các bài hát này khi vẫn nhan nhản đó sự bất công và đàn áp. Để tiếp bước theo hai nhạc sĩ này, giới trẻ ở Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa rèn luyện tinh thần yêu nước, quan tâm hơn đến đồng bào và hiện tình đất nước để cải thiện thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi vừa gửi đến qúy vị cảm nhận và ý kiến của 4 bạn trẻ trong nước liên quan đến bản án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, tác giả của các ca khúc chống Trung Quốc xâm lược, phản đối cách hành xử của chính quyền và những bất công trong xã hội.
Tạp chí Thanh Niên mời qúy vị và các bạn cùng chia sẻ quan điểm với khách mời của chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.