Quyền Ngoại trưởng Ukraina hô hào cho một giải pháp ngoại giao và một kết cuộc hòa bình cho vụ khủng hoảng ở nước ông.
Phát biểu ngày hôm nay tại thủ đô Kyiv, Ngoại trưởng Adryi Deshchytsia nói rằng giải pháp ngoại giao là “ưu tiên của chúng tôi.” Ông cho biết Ukraina sẵn sàng chấp nhận mọi khả năng dẫn tới “các kết quả cụ thể,” nhưng ông nhấn mạnh rằng “Crimea là và sẽ là lãnh thổ của Ukraina.”
Ông cũng yêu cầu Nga đừng ngăn chận các quan sát viên quốc tế đang tìm cách đến vùng Crimea.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ sáu đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel về vụ khủng hoảng Ukraina. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama và các nhà lãnh đạo Âu châu đồng ý với nhau là Nga cần phải triệt thoái binh sĩ, để cho quan sát viên quốc tế và giám sát viên nhân quyền đến Crimea, và hỗ trợ cho cuộc bầu cử Tổng thống tự do và công bằng vào tháng 5.
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ sáu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Washington chớ thực hiện “những bước hấp tấp và cẩu thả,” có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ Nga-Mỹ. Ông Lavrov nói rằng những biện pháp chế tài sẽ quay lại gây thiệt hại cho nước Mỹ.
Trước đó trong ngày thứ sáu, những kẻ có súng đã dùng một chiếc quân xa của Nga ủi sập cổng vào của một căn cứ phòng thủ phi đạn của Ukraina ở bán đảo Crimea, nhưng họ không chiếm được quyền kiểm soát căn cứ đó.
Bên ngoài căn cứ, những người dường như là những dân quân thân Nga đã hành hung các nhà báo.
Một đoạn video an ninh ở thành phố Simferopol cho thấy một nhà báo nhiếp ảnh bị cướp máy ảnh trong lúc bị dí súng vào đầu, sau khi ông chụp hình những nhà báo khác bị đánh đập và cướp bóc.
Cũng trong ngày thứ sáu, Tổng thống lâm thời Ukraina Oleksandr Turchnyov đã ký một sắc lệnh để hủy bỏ một cuộc trưng cầu dân ý mà Nghị viện Crimea định tổ chức vào ngày 16 tháng 3 về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga.
Thủ tướng lâm thời Ukraina nói rằng “không ai trong thế giới văn minh” thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này.
Chủ tịch Thượng viện Nga hôm thứ sáu tuyên bố Quốc hội Nga sẽ ủng hộ quyết định của Crimea nếu khu vực này của Ukraina quyết định sáp nhập vào nước Nga. Hàng vạn người đã biểu tình ở Moskova để bày tỏ hậu thuẫn cho giới hữu trách Crimea thân Nga.
Một phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua nói rằng ông hy vọng Nga và các nước Tây phương không quay lại với một thời kỳ căng thẳng như Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu ngày hôm nay tại thủ đô Kyiv, Ngoại trưởng Adryi Deshchytsia nói rằng giải pháp ngoại giao là “ưu tiên của chúng tôi.” Ông cho biết Ukraina sẵn sàng chấp nhận mọi khả năng dẫn tới “các kết quả cụ thể,” nhưng ông nhấn mạnh rằng “Crimea là và sẽ là lãnh thổ của Ukraina.”
Ông cũng yêu cầu Nga đừng ngăn chận các quan sát viên quốc tế đang tìm cách đến vùng Crimea.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ sáu đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel về vụ khủng hoảng Ukraina. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama và các nhà lãnh đạo Âu châu đồng ý với nhau là Nga cần phải triệt thoái binh sĩ, để cho quan sát viên quốc tế và giám sát viên nhân quyền đến Crimea, và hỗ trợ cho cuộc bầu cử Tổng thống tự do và công bằng vào tháng 5.
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ sáu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Washington chớ thực hiện “những bước hấp tấp và cẩu thả,” có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ Nga-Mỹ. Ông Lavrov nói rằng những biện pháp chế tài sẽ quay lại gây thiệt hại cho nước Mỹ.
Trước đó trong ngày thứ sáu, những kẻ có súng đã dùng một chiếc quân xa của Nga ủi sập cổng vào của một căn cứ phòng thủ phi đạn của Ukraina ở bán đảo Crimea, nhưng họ không chiếm được quyền kiểm soát căn cứ đó.
Bên ngoài căn cứ, những người dường như là những dân quân thân Nga đã hành hung các nhà báo.
Một đoạn video an ninh ở thành phố Simferopol cho thấy một nhà báo nhiếp ảnh bị cướp máy ảnh trong lúc bị dí súng vào đầu, sau khi ông chụp hình những nhà báo khác bị đánh đập và cướp bóc.
Cũng trong ngày thứ sáu, Tổng thống lâm thời Ukraina Oleksandr Turchnyov đã ký một sắc lệnh để hủy bỏ một cuộc trưng cầu dân ý mà Nghị viện Crimea định tổ chức vào ngày 16 tháng 3 về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga.
Thủ tướng lâm thời Ukraina nói rằng “không ai trong thế giới văn minh” thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này.
Chủ tịch Thượng viện Nga hôm thứ sáu tuyên bố Quốc hội Nga sẽ ủng hộ quyết định của Crimea nếu khu vực này của Ukraina quyết định sáp nhập vào nước Nga. Hàng vạn người đã biểu tình ở Moskova để bày tỏ hậu thuẫn cho giới hữu trách Crimea thân Nga.
Một phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua nói rằng ông hy vọng Nga và các nước Tây phương không quay lại với một thời kỳ căng thẳng như Chiến tranh Lạnh.