Các giới chức của Anh quốc và Hoa kỳ một lần nữa kêu gọi tất cả các bên trong vụ xung đột Syria ngồi xuống và nói chuyện, và nói thêm rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad rút cuộc cũng sẽ phải rời chức.
Các giới chức của 11 quốc gia trong nhóm gọi là Bạn hữu của Syria đã họp hôm thứ ba với các thành viên của phe đối lập Syria tại London.
Sau đó, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết các giới chức đã đồng ý “theo đuổi mọi con đường có thể được để đưa vụ xung đột bi thảm này đến chỗ kết thúc.”
Ngoại trưởng Kerry nói: “Chúng ta tin rằng con đường chiến tranh sẽ chỉ dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Syria. Nó sẽ dẫn đến sự nổi lên của các nhóm cực đoan và chính chủ nghĩa cực đoan. Nó sẽ dẫn đến tình trạng có thêm nguời tỵ nạn tràn qua biên giới và đè thêm áp lực đối với các nước xung quanh. Và nó sẽ gây mất ổn định thêm cho khu vực và cuối cùng dẫn đến sự tan rã của quốc gia Syria.”
Ngoại trưởng Anh William Hague chủ trì cuộc họp cũng tìm cách xoa dịu những quan ngại của người đứng đầu phe đối lập Syria rằng Tổng thống Assad của Syria có thể ra một cách để bám víu lấy quyền hành.
Ngoại trưởng Anh nói: “Cũng như trưởng khối đối lập Syria Ahmed Jarba, chúng ta biết rõ rằng ông Assad không đóng một vai trò nào trong một nước Syria hòa bình và dân chủ.”
Các giới chức thuộc Liên minh Toàn quốc Syria đã gợi ý rằng họ có thể tẩy chay các cuộc hòa đàm có thể diễn ra nếu như ông Assad không bị buộc phải rời chức.
Trước đó, phát ngôn viên của liên minh Khalid Saleh đã phát biểu từ văn phòng của nhóm ở Istanbul vào lúc các cuộc đàm phán ở London đang diễn tiến.
Ông Saleh nói: “Chúng tôi tin rằng có một yếu tố rất quan trọng bị bỏ qua trong Thông cáo Geneva, bản thông cáo này không nói gì đến vấn đề những gì sẽ xảy ra cho ông Bashar Assad trong thời kỳ chuyển tiếp, cái gì sẽ xảy ra cho ông ta trong tương lai Syria. Chúng tôi đã khẳng định rõ: để chúng ta có được hòa bình và ổn định, luật pháp và trật tự ở Syria, người chịu trách nhiệm sát hại trên 120.000 người Syira không thể có một chỗ trong một chính phủ chuyển tiếp, không thể có một chỗ nào trong một tiến trình chính trị tương lai ở Syria.”
Tổng thống Assad cũng tỏ ý nghi ngờ về các cuộc hòa đàm có thể có, trong một cuộc phỏng vấn được phát đi đêm thứ hai trên đài truyền hình Al-Mayadeen của Li-băng.
Tổng thống Assad nói: “Không có ngày tháng hay yếu tố góp phần đưa đến việc tổ chức hội nghị. Ai là những nhóm sẽ tham gia ở Geneva? Quan hệ của họ ra sao với nhân dân Syria? Họ có đại diện cho đất nước đã hình thành ra họ hay không?”
Ông Assad cũng nói ông không thấy có lý do vì sao ông không nên ra tái tranh cử vào năm 2014.
Cuộc chiến ở Syria đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng và buộc hàng triệu người rời bỏ nhà cửa kể từ tháng 3 năm 2011.
Ông Kerry đã làm việc với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi để tìm cách sắp xếp các cuộc hòa đàm ở Geneve vào cuối tháng tới.
Cuộc họp hôm thứ ba ở London quy tụ các giới chức của Anh, Ai Cập, Pháp, Ðức, Italia, Jordani, Qatar, Ả Rập Sê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Các giới chức của 11 quốc gia trong nhóm gọi là Bạn hữu của Syria đã họp hôm thứ ba với các thành viên của phe đối lập Syria tại London.
Sau đó, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết các giới chức đã đồng ý “theo đuổi mọi con đường có thể được để đưa vụ xung đột bi thảm này đến chỗ kết thúc.”
Ngoại trưởng Kerry nói: “Chúng ta tin rằng con đường chiến tranh sẽ chỉ dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Syria. Nó sẽ dẫn đến sự nổi lên của các nhóm cực đoan và chính chủ nghĩa cực đoan. Nó sẽ dẫn đến tình trạng có thêm nguời tỵ nạn tràn qua biên giới và đè thêm áp lực đối với các nước xung quanh. Và nó sẽ gây mất ổn định thêm cho khu vực và cuối cùng dẫn đến sự tan rã của quốc gia Syria.”
Ngoại trưởng Anh William Hague chủ trì cuộc họp cũng tìm cách xoa dịu những quan ngại của người đứng đầu phe đối lập Syria rằng Tổng thống Assad của Syria có thể ra một cách để bám víu lấy quyền hành.
Ngoại trưởng Anh nói: “Cũng như trưởng khối đối lập Syria Ahmed Jarba, chúng ta biết rõ rằng ông Assad không đóng một vai trò nào trong một nước Syria hòa bình và dân chủ.”
Các giới chức thuộc Liên minh Toàn quốc Syria đã gợi ý rằng họ có thể tẩy chay các cuộc hòa đàm có thể diễn ra nếu như ông Assad không bị buộc phải rời chức.
Trước đó, phát ngôn viên của liên minh Khalid Saleh đã phát biểu từ văn phòng của nhóm ở Istanbul vào lúc các cuộc đàm phán ở London đang diễn tiến.
Ông Saleh nói: “Chúng tôi tin rằng có một yếu tố rất quan trọng bị bỏ qua trong Thông cáo Geneva, bản thông cáo này không nói gì đến vấn đề những gì sẽ xảy ra cho ông Bashar Assad trong thời kỳ chuyển tiếp, cái gì sẽ xảy ra cho ông ta trong tương lai Syria. Chúng tôi đã khẳng định rõ: để chúng ta có được hòa bình và ổn định, luật pháp và trật tự ở Syria, người chịu trách nhiệm sát hại trên 120.000 người Syira không thể có một chỗ trong một chính phủ chuyển tiếp, không thể có một chỗ nào trong một tiến trình chính trị tương lai ở Syria.”
Tổng thống Assad cũng tỏ ý nghi ngờ về các cuộc hòa đàm có thể có, trong một cuộc phỏng vấn được phát đi đêm thứ hai trên đài truyền hình Al-Mayadeen của Li-băng.
Tổng thống Assad nói: “Không có ngày tháng hay yếu tố góp phần đưa đến việc tổ chức hội nghị. Ai là những nhóm sẽ tham gia ở Geneva? Quan hệ của họ ra sao với nhân dân Syria? Họ có đại diện cho đất nước đã hình thành ra họ hay không?”
Ông Assad cũng nói ông không thấy có lý do vì sao ông không nên ra tái tranh cử vào năm 2014.
Cuộc chiến ở Syria đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng và buộc hàng triệu người rời bỏ nhà cửa kể từ tháng 3 năm 2011.
Ông Kerry đã làm việc với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi để tìm cách sắp xếp các cuộc hòa đàm ở Geneve vào cuối tháng tới.
Cuộc họp hôm thứ ba ở London quy tụ các giới chức của Anh, Ai Cập, Pháp, Ðức, Italia, Jordani, Qatar, Ả Rập Sê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.