Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã dừng chân ở Lào hôm nay để mở các cuộc hội đàm trước hội nghị các ngoại trưởng Ðông Nam Á. Các giới chức Hoa Kỳ và Lào đã bàn vê vấn đề bảo vệ môi trường cho vùng hạ nguồn sông Mekong và các vấn đề dai dẳng lại về mìn chưa nổ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ Vientiane, thông tín viên VOA Scott Stearns ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Trong các cuộc đàm luận với Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith, Ngoại trưởng Clinton đã bàn về việc Lào sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sự hỗ trợ liên tục của Hoa Kỳ trong việc xử lý mìn đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm giải quyết điều được gọi là “các vấn đề xung đột còn tồn đọng,” ngoại trưởng Clinton đã đi thăm một hợp tác xã bất vụ lợi chuyên về các thiết bị chỉnh hình và các bộ phận giả do Hoa Kỳ tài trợ giúp những người Lào bị thương tật vì đạn mìn còn sót lại do hơn 580.000 vụ ném bom mà Hoa Kỳ đã thực hiện trên không phận Lào trong thời gian từ 1964 đến 1975.
Hai chính phủ cũng đồng ý cải thiện các nỗ lực kiểm kê các quân nhân còn mất tích sau chiến tranh Việt Nam. Các giới chức Hoa Kỳ muốn được tiếp cận nhiều hơn với các địa điểm, sau khi đã điều tra các địa điểm có liên quan đến khoảng dưới 600 người Mỹ mất tích từ giữa thập niên 1980.
Ngoại trưởng Clinton bầy tỏ sự tán thành về việc chính phủ Lào tái hòa nhập người tỵ nạn Hmong từ Thái Lan trở về hồi năm 2009. Trong một thông cáo bằng văn bản, chính phủ Lào cảm tạ sự trợ giúp dành cho các gia đình ấy, cũng như dành cho những người trong các cộng đồng quanh các làng xã của người Hmong.
Hai vị ngoại trưởng đã thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường và đầu tư vào vùng châu thổ hạ nguồn sông Mekong cũng như các đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự Lào.
Các giới chức họp vào ngày trước khi diễn ra cuộc họp của các ngoại trưởng thuộc Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á ở Campuchia. Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun ủng hộ sự đoàn kết của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, mà vấn đề chính trong cuộc họp thượng đỉnh kỳ này là các tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông.
Chuyến thăm của bà Clinton phản ánh quan hệ hợp tác song phương ngày càng mở rộng giữa hai nước sau nhiều thập niên tương đối cô lập.
Chuyến đi của bộ trưởng Ngoại giao Thongloun đến Hoa Kỳ vào năm 2010 là chuyến thăm đầu tiên của một giới chức cấp cao Lào trong 35 năm. Chuyến thăm Lào kỳ này cũng là chuyến thăm đầu tiên của một vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ kể từ chuyến thăm mà ông John Foster Dulles thực hiện vào năm 1955.
Trong các cuộc đàm luận với Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith, Ngoại trưởng Clinton đã bàn về việc Lào sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sự hỗ trợ liên tục của Hoa Kỳ trong việc xử lý mìn đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm giải quyết điều được gọi là “các vấn đề xung đột còn tồn đọng,” ngoại trưởng Clinton đã đi thăm một hợp tác xã bất vụ lợi chuyên về các thiết bị chỉnh hình và các bộ phận giả do Hoa Kỳ tài trợ giúp những người Lào bị thương tật vì đạn mìn còn sót lại do hơn 580.000 vụ ném bom mà Hoa Kỳ đã thực hiện trên không phận Lào trong thời gian từ 1964 đến 1975.
Hai chính phủ cũng đồng ý cải thiện các nỗ lực kiểm kê các quân nhân còn mất tích sau chiến tranh Việt Nam. Các giới chức Hoa Kỳ muốn được tiếp cận nhiều hơn với các địa điểm, sau khi đã điều tra các địa điểm có liên quan đến khoảng dưới 600 người Mỹ mất tích từ giữa thập niên 1980.
Ngoại trưởng Clinton bầy tỏ sự tán thành về việc chính phủ Lào tái hòa nhập người tỵ nạn Hmong từ Thái Lan trở về hồi năm 2009. Trong một thông cáo bằng văn bản, chính phủ Lào cảm tạ sự trợ giúp dành cho các gia đình ấy, cũng như dành cho những người trong các cộng đồng quanh các làng xã của người Hmong.
Hai vị ngoại trưởng đã thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường và đầu tư vào vùng châu thổ hạ nguồn sông Mekong cũng như các đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự Lào.
Các giới chức họp vào ngày trước khi diễn ra cuộc họp của các ngoại trưởng thuộc Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á ở Campuchia. Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun ủng hộ sự đoàn kết của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, mà vấn đề chính trong cuộc họp thượng đỉnh kỳ này là các tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông.
Chuyến thăm của bà Clinton phản ánh quan hệ hợp tác song phương ngày càng mở rộng giữa hai nước sau nhiều thập niên tương đối cô lập.
Chuyến đi của bộ trưởng Ngoại giao Thongloun đến Hoa Kỳ vào năm 2010 là chuyến thăm đầu tiên của một giới chức cấp cao Lào trong 35 năm. Chuyến thăm Lào kỳ này cũng là chuyến thăm đầu tiên của một vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ kể từ chuyến thăm mà ông John Foster Dulles thực hiện vào năm 1955.