Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng Mỹ đến Ankara thúc đẩy cho Thuỵ Điển, Phần Lan gia nhập NATO


Ngoại trưởngMỹ Anthony Blinken gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhỉ Kỳ Erdogan ở Ankara
Ngoại trưởngMỹ Anthony Blinken gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhỉ Kỳ Erdogan ở Ankara

Washington ủng hộ mạnh mẽ việc Thụy Điển và Phần Lan được nhanh chóng gia nhập NATO với những bước đi mà họ đã thực hiện, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 20/2, mặc dù người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động cụ thể hơn.

Thụy Điển và Phần Lan năm ngoái đã nộp đơn xin gia nhập hiệp ước quốc phòng xuyên Đại Tây Dương sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng vấp phải sự phản đối bất ngờ từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara cho biết Stockholm chứa chấp cái mà họ gọi là thành viên các nhóm khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cho biết họ sẽ chỉ chấp thuận Phần Lan trở thành thành viên NATO.

“Phần Lan và Thụy Điển đã thực hiện các bước cụ thể để thực hiện các cam kết mà họ đã đưa ra theo bản ghi nhớ ba bên mà họ đã ký,” ông Blinken nói.

Nhắc lại rằng vấn đề việc mở rộng của NATO ở Bắc Âu không phải là vấn đề song phương với Thổ Nhĩ Kỳ, ông Blinken cho biết Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh ‘càng nhanh càng tốt’.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, đứng bên cạnh ông Blinken, cho biết tất cả các bên trong liên minh phải thuyết phục Thụy Điển hành động nhiều hơn để giải quyết các quan ngại của Ankara và để được nước này ủng hộ gia nhập NATO.

Khi được hỏi liệu Ankara có chấp thuận cho hai nước này gia nhập với hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Litva vào tháng 7 hay không, cuộc họp mà các nước phương Tây đang hy vọng tiến trình mở rộng NATO có thể sẽ hoàn thành, ông Cavusoglu nói Stockholm cần phải làm nhiều hơn nữa.

“Thụy Điển đã thay đổi luật, nhưng chúng tôi thấy rằng mọi hoạt động, bao gồm tài trợ tuyển mộ và tuyên truyền cho khủng bố đang tiếp diễn ở Thụy Điển,” ông nói.

“Nếu họ có các bước đi thuyết phục quốc hội và người dân của chúng tôi, có thể có tiến triển theo hướng này,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, ông Cavusoglu cũng cho biết các cuộc đàm phán đang bị ngưng trệ với Thụy Điển và Phần Lan về nỗ lực gia nhập NATO của họ sẽ sớm được nối lại tại Brussels, trong tín hiệu rõ ràng về việc giảm nhẹ căng thẳng giữa Stockholm và Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy vô thời hạn cơ chế ba bên với Thụy Điển và Phần Lan trong quá trình xin gia nhập NATO sau khi ông Rasmus Paludan, lãnh đạo đảng chính trị cực hữu Hard Line, đã đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm hồi tháng Một.

Ankara muốn Helsinki và Stockholm có lập trường cứng rắn hơn đối với Đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây coi là một nhóm khủng bố, và một nhóm khác mà họ cho là đứng sau nỗ lực đảo chính hồi năm 2016.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG