Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi cải cách dân chủ ở Sri Lanka


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) dự cuộc hội đàm với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tại dinh tổng thống ở Colombo, Sri Lanka, 2/5/15
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) dự cuộc hội đàm với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tại dinh tổng thống ở Colombo, Sri Lanka, 2/5/15

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đã kết thúc chuyến đến thăm Sri Lanka, chuyến công du đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ 43 năm qua, và ông đã ca ngợi những cải cách dân chủ ở quốc gia này đồng thời nói rằng Hoa Kỳ đang hướng đến việc mở rộng quan hệ song phương với Sri Lanka.

Trước khi lên đường đi châu Phi, hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Kerry đã dự các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia Tamil, một đảng chính của dân Tamil thiểu số ở Sri Lanka.

Hôm Thứ bảy, Ngoại trưởng Kerry đã họp với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe và các giới chức chính phủ.

Ông đưa ra nhận định hôm Thứ bảy rằng Sri Lanka sẽ còn mất một thời gian nhằm đạt được hoà giải thực sự, sau cuộc xung đột sắc tộc với các thành phần ly khai sắc tộc Tamil kéo dài mấy mươi năm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng để có một nền hòa bình dài lâu, nhất là sau một cuộc nội chiến, “cần có các chính sách phát huy tinh thần hoà giải, chứ không phải lòng oán giận. Ông cũng kêu gọi mở cuộc điều tra về trường hợp hàng ngàn người Tamil mất tích trong thời gian diễn ra cuộc xung đột.

Ông Sirisena nhậm chức tổng thống Sri Lanka hồi tháng Giêng với cam kết sẽ giảm bớt quyền hành của tổng thống, phát huy nhân quyền và rút lại các biện pháp độc đoán ban hành bởi người tiền nhiệm của ông, người đã củng cố quyền lực của mình vào lúc gần cuối cuộc nội chiến kéo dài của đất nước chống lại phe phiến quân Hổ Tamil.

Trong cuộc thảo luận về thương mại, Ngoại trưởng Kerry nói rằng Nam Á là một trong những khu vực kém hội nhập kinh tế nhất thế giới. Ông nói Hoa Kỳ đang hỗ trợ việc hội nhập kinh tế giữa các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, như một phương cách nhằm làm cho các nền kinh tế địa phương vững mạnh. Ông nói:

“Thương mại giữa các quốc gia chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch thương mại và chi phí kinh doanh qua biên giới, do các rào cản phi quan thuế, các thuế suất nhập khẩu, và tình trạng ách tắc tại các cửa khẩu là trở ngại vô cùng to lớn cho tăng trưởng kinh tế.”

Hoa Kỳ đã đề xướng việc lập Hành lang Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương, một kế hoạch thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong cả 2 khu vực.

Ngoài việc cổ võ hoạt động thương mại vùng, Ngoại trưởng Kerry nói rằng Hoa Kỳ cũng đang hướng đến việc mở rộng các mối quan hệ song phương với Sri Lanka.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông và Ngoại trưởng Sri Lanka, Mangala Samaraweera, đã thoả thuận thiết lập cuộc đối thoại
đối tác thường niên giữa 2 chính phủ:

“Tôi cũng đã yêu cầu các đội ngủ từ các 2 chính phủ huy động nhanh chóng để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.”

Trong cuộc họp báo chung với ông Kerry, Ngoại trưởng Samaraweera nói nước ông đang mưu tìm hỗ trợ và kỹ thuật chuyên môn từ đầu tư nước ngoài. Ông nói:

“Sri Lanka, trong nhiều năm nay, đã xem xét việc biến đất nước thành một thiên đàng cho du khách, nhưng giờ đây chính phủ của chúng tôi cũng tha thiết đối với việc làm cho Sri Lanka thành một thiên đàng cho giới đầu tư.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG