Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang dừng chân tại Nam Phi trong chuyến thăm 10 ngày của bà tới châu lục này. Bà đã hội kiến với cựu Tổng thống Nelson Mandela tại tư gia của ông, trước khi tham dự những cuộc họp cấp cao nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại của Mỹ, vốn là trọng tâm trong chuyến công du xuyên lục địa này của bà. Thông tín viên Anne Look tháp tùng phái đoàn của bà Clinton tường trình thêm chi tiết.
Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Mỹ-Nam Phi bắt đầu hôm thứ Hai ở thành phố Johannesburg, quy tụ hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu cùng quan chức chính phủ cả hai nước.
Bà Clinton tham dự hội nghị thượng đỉnh này trước khi lên đường đến thủ đô Pretoria dự cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Nam Phi lần thứ 3 được tổ chức hàng năm. Tháp tùng bà Clinton là một phái đoàn gồm 10 lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp của Mỹ đại diện cho nhiều lĩnh vực, từ hàng không, sản xuất ô tô cho đến năng lượng và vận chuyển.
Nam Phi là thị trường lớn nhất cho hàng hóa của Mỹ ở châu Phi, còn Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng đối với Nam Phi.
Bà Razia Khan, trưởng nhóm nghiên cứu về Châu Phi của Ngân hàng Standard Chartered có trụ sở ở Anh, nói rằng bà Clinton cần phải củng cố quan hệ về kinh tế với Nam Phi. Bà nhận định:
"Mỹ cần thắt chặt quan hệ với Nam Phi trong khi đảm bảo cân bằng được lợi ích của đôi bên, cũng như có một khuôn khổ để giải quyết những bất đồng. Cả Nam Phi và Mỹ gần như bị lép vế trước tốc độ trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đang ngày càng tăng nhanh.”
Châu Phi là nơi có những nền kinh tế và lực lượng dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Các nhà phân tích cho rằng châu lục này đang dần trở thành miền đất của cơ hội đầu tư chứ không phải rủi ro.
Nam Phi đang giữ vai trò lãnh đạo luân phiên của Liên hiệp Châu Phi, một vị thế mà theo bà Khan sẽ giúp quốc gia này có ảnh hưởng trong việc gây dựng quan hệ thương mại với nước ngoài ở châu lục này.
Tăng cường thương mại và đầu tư của Mỹ ở vùng hạ Sahara là một trong những nền tảng cho chính sách đối ngoại ở châu Phi của chính quyền Tổng thống Obama.
Ông J. Peter Pham, giám đốc Trung tâm Michael S. Ansari về châu Phi ở Washington, cho biết:
"Châu Phi hiện giờ đã có hơn một tỷ người và 50 năm nữa sẽ là hơn hai tỷ. Đây là thị trường to lớn để thương mại và đầu tư của Mỹ có cơ hội khai thác."
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi sau Trung Quốc. Trung Quốc dùng đầu tư vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp cận người tiêu dùng và nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Phi.
Bà Clinton bắt đầu chuyến công du của mình bằng bài diễn văn tại thủ đô Dakar. Một số người cho rằng bài diễn văn này nhằm mục đích thuyết phục châu Phi về những lợi ích khi hợp tác với Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nói:
"Mỹ sẽ lên tiếng vì dân chủ và nhân quyền phổ quát, ngay cả khi phớt lờ những điều này có thể khiến việc kinh doanh của Mỹ dễ dàng và sinh lời nhiều hơn. Không phải đối tác nào cũng lựa chọn như vậy, nhưng chúng tôi thì có và chúng tôi sẽ làm như đã nói."
Trung Quốc chỉ trích những phát biểu của bà Clinton là "những lời chỉ trích rẻ tiền" nhằm "làm mất uy tín về những đóng góp của Trung Quốc ở châu lục này."
Bà Khan nói rằng sự thịnh vượng trong tương lai của châu Phi phụ thuộc vào việc tăng cường hoạt động thương mại với Trung Quốc, với Mỹ hoặc những nước khác. Bà nói châu Phi cần phải đa dạng hóa xuất khẩu của mình. Bà cho biết:
“Châu Phi vẫn thường được xem là nơi sản xuất nguyên liệu thô. Châu lục này không có cơ sở hạ tầng. Mỗi nước lại không đủ phương tiện để thực sự có thể cải thiện giá trị gia tăng, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất của chính mình. "
Khi đang ở Nam Phi, bà Clinton sẽ tiếp tục vận động để các công ty Mỹ được đầu tư ở châu Phi. Bà cũng sẽ nêu bật những nỗ lực của Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của châu Phi vào Mỹ, thông qua những biện pháp như Đạo luật Phát triển và Cơ hội cho châu Phi. Đạo luật này cho phép các nước châu Phi bán các mặt hàng sang Mỹ mà không phải chịu hạn ngạch hay thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, bà Khan nói rằng những nỗ lực tích cực này vẫn chưa có "ảnh hưởng đáng kể:" Bà nói:
"Cần phải chú trọng nhiều hơn nữa tới châu Phi vì nếu châu lục này không thể đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, không cải thiện được giá trị gia tăng, thì hầu hết các nền kinh tế châu Phi sẽ không thể tạo ra được công ăn việc làm trong những khu vực chính thức. Theo kết cấu dân số của những nước này thì tạo ra công ăn việc làm là điều vô cùng cần thiết. "
Ngân hàng Phát triển châu Phi và Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo chung hồi năm nay, đề cập đến những lo ngại rằng, với việc bùng nổ dân số ở châu Phi đi kèm với xu hướng "thất nghiệp" hiện tại, tăng trưởng dựa trên hàng hóa đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng đối với sự ổn định và bền vững trong tương lai.
Theo báo cáo này, đến năm 2045 lực lượng dân số trẻ của châu Phi sẽ không chỉ tăng gấp đôi mà còn có trình độ học vấn cao hơn, nhưng sẽ khó tìm được việc làm nếu xu hướng hiện thời vẫn tiếp tục.
Bà Khan nói rằng gia tăng hoạt động thương mại sẽ giúp châu Phi gặt hái được lợi ích từ nền kinh tế đang tăng trưởng của mình. Bà phát biểu:
"Không nghi ngờ gì nữa, cách duy nhất để giúp người dân thoát nghèo là tạo ra nhiều hoạt động kinh tế hơn nữa, và tăng cường hoạt động thương mại sẽ khiến điều đó dễ dàng thực hiện hơn. Trao đổi buôn bán với phương Đông hay phương Tây đều được cả."
Trong ngày thứ Hai, bà Clinton đã có cuộc gặp riêng với cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại tư gia của ông ở thành phố Qunu. Vị cựu tổng thống vừa bước qua tuổi 94 và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.
Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Mỹ-Nam Phi bắt đầu hôm thứ Hai ở thành phố Johannesburg, quy tụ hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu cùng quan chức chính phủ cả hai nước.
Bà Clinton tham dự hội nghị thượng đỉnh này trước khi lên đường đến thủ đô Pretoria dự cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Nam Phi lần thứ 3 được tổ chức hàng năm. Tháp tùng bà Clinton là một phái đoàn gồm 10 lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp của Mỹ đại diện cho nhiều lĩnh vực, từ hàng không, sản xuất ô tô cho đến năng lượng và vận chuyển.
Nam Phi là thị trường lớn nhất cho hàng hóa của Mỹ ở châu Phi, còn Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng đối với Nam Phi.
Bà Razia Khan, trưởng nhóm nghiên cứu về Châu Phi của Ngân hàng Standard Chartered có trụ sở ở Anh, nói rằng bà Clinton cần phải củng cố quan hệ về kinh tế với Nam Phi. Bà nhận định:
"Mỹ cần thắt chặt quan hệ với Nam Phi trong khi đảm bảo cân bằng được lợi ích của đôi bên, cũng như có một khuôn khổ để giải quyết những bất đồng. Cả Nam Phi và Mỹ gần như bị lép vế trước tốc độ trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đang ngày càng tăng nhanh.”
Châu Phi là nơi có những nền kinh tế và lực lượng dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Các nhà phân tích cho rằng châu lục này đang dần trở thành miền đất của cơ hội đầu tư chứ không phải rủi ro.
Nam Phi đang giữ vai trò lãnh đạo luân phiên của Liên hiệp Châu Phi, một vị thế mà theo bà Khan sẽ giúp quốc gia này có ảnh hưởng trong việc gây dựng quan hệ thương mại với nước ngoài ở châu lục này.
Tăng cường thương mại và đầu tư của Mỹ ở vùng hạ Sahara là một trong những nền tảng cho chính sách đối ngoại ở châu Phi của chính quyền Tổng thống Obama.
Ông J. Peter Pham, giám đốc Trung tâm Michael S. Ansari về châu Phi ở Washington, cho biết:
"Châu Phi hiện giờ đã có hơn một tỷ người và 50 năm nữa sẽ là hơn hai tỷ. Đây là thị trường to lớn để thương mại và đầu tư của Mỹ có cơ hội khai thác."
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi sau Trung Quốc. Trung Quốc dùng đầu tư vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp cận người tiêu dùng và nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Phi.
Bà Clinton bắt đầu chuyến công du của mình bằng bài diễn văn tại thủ đô Dakar. Một số người cho rằng bài diễn văn này nhằm mục đích thuyết phục châu Phi về những lợi ích khi hợp tác với Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nói:
"Mỹ sẽ lên tiếng vì dân chủ và nhân quyền phổ quát, ngay cả khi phớt lờ những điều này có thể khiến việc kinh doanh của Mỹ dễ dàng và sinh lời nhiều hơn. Không phải đối tác nào cũng lựa chọn như vậy, nhưng chúng tôi thì có và chúng tôi sẽ làm như đã nói."
Trung Quốc chỉ trích những phát biểu của bà Clinton là "những lời chỉ trích rẻ tiền" nhằm "làm mất uy tín về những đóng góp của Trung Quốc ở châu lục này."
Bà Khan nói rằng sự thịnh vượng trong tương lai của châu Phi phụ thuộc vào việc tăng cường hoạt động thương mại với Trung Quốc, với Mỹ hoặc những nước khác. Bà nói châu Phi cần phải đa dạng hóa xuất khẩu của mình. Bà cho biết:
“Châu Phi vẫn thường được xem là nơi sản xuất nguyên liệu thô. Châu lục này không có cơ sở hạ tầng. Mỗi nước lại không đủ phương tiện để thực sự có thể cải thiện giá trị gia tăng, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất của chính mình. "
Khi đang ở Nam Phi, bà Clinton sẽ tiếp tục vận động để các công ty Mỹ được đầu tư ở châu Phi. Bà cũng sẽ nêu bật những nỗ lực của Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của châu Phi vào Mỹ, thông qua những biện pháp như Đạo luật Phát triển và Cơ hội cho châu Phi. Đạo luật này cho phép các nước châu Phi bán các mặt hàng sang Mỹ mà không phải chịu hạn ngạch hay thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, bà Khan nói rằng những nỗ lực tích cực này vẫn chưa có "ảnh hưởng đáng kể:" Bà nói:
"Cần phải chú trọng nhiều hơn nữa tới châu Phi vì nếu châu lục này không thể đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, không cải thiện được giá trị gia tăng, thì hầu hết các nền kinh tế châu Phi sẽ không thể tạo ra được công ăn việc làm trong những khu vực chính thức. Theo kết cấu dân số của những nước này thì tạo ra công ăn việc làm là điều vô cùng cần thiết. "
Ngân hàng Phát triển châu Phi và Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo chung hồi năm nay, đề cập đến những lo ngại rằng, với việc bùng nổ dân số ở châu Phi đi kèm với xu hướng "thất nghiệp" hiện tại, tăng trưởng dựa trên hàng hóa đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng đối với sự ổn định và bền vững trong tương lai.
Theo báo cáo này, đến năm 2045 lực lượng dân số trẻ của châu Phi sẽ không chỉ tăng gấp đôi mà còn có trình độ học vấn cao hơn, nhưng sẽ khó tìm được việc làm nếu xu hướng hiện thời vẫn tiếp tục.
Bà Khan nói rằng gia tăng hoạt động thương mại sẽ giúp châu Phi gặt hái được lợi ích từ nền kinh tế đang tăng trưởng của mình. Bà phát biểu:
"Không nghi ngờ gì nữa, cách duy nhất để giúp người dân thoát nghèo là tạo ra nhiều hoạt động kinh tế hơn nữa, và tăng cường hoạt động thương mại sẽ khiến điều đó dễ dàng thực hiện hơn. Trao đổi buôn bán với phương Đông hay phương Tây đều được cả."
Trong ngày thứ Hai, bà Clinton đã có cuộc gặp riêng với cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại tư gia của ông ở thành phố Qunu. Vị cựu tổng thống vừa bước qua tuổi 94 và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.