Đường dẫn truy cập

Ông Olaf Scholz.
Ông Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine

12:13 6.4.2022

Zelenskyy nói với Hội đồng Bảo an: Loại bỏ Nga, cải cách hoặc giải tán

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 5/4 đã chỉ trích mạnh mẽ cơ quan này đã không có bất kỳ hành động nào để chấm dứt sự xâm lược của Nga vào nước ông.

Ông nói Hội đồng Bảo an có thể làm hai việc: “Hoặc là loại bỏ Nga (ra khỏi hội đồng) vì Nga là kẻ xâm lược và là nguồn gốc gây ra chiến tranh để họ không thể chặn các quyết định về chính hành động xâm lược của họ, cuộc chiến của chính họ, và sau đó làm mọi thứ có thể làm để thiết lập hòa bình. Hoặc lựa chọn khác là, xin hãy cho mọi người thấy làm thế nào quý vị có thể cải cách, thay đổi, hay tự giải tán và phấn đấu vì hòa bình”.

“Ukraine cần hòa bình, châu Âu cần hòa bình và thế giới cần hòa bình”, ông Zelensky nói.

Ông cho biết Ukraine sẵn sàng tổ chức một hội nghị toàn cầu tại Kyiv yên bình ‘để xác định cách làm sao cải cách hệ thống an ninh thế giới’ bởi vì các mục tiêu đặt ra vào năm 1945 để tạo ra Liên Hiệp Quốc ‘đã không đạt được và không thể nào đạt được mà không có cải cách’.

Ông cho biết Ukraine sẵn sàng là chủ nhà cho trụ sở chính của ‘hệ thống an ninh mới được cập nhật’ tập trung vào các biện pháp phòng ngừa để duy trì hòa bình.

Đại sứ Barbara Woodward của Anh, chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 4, sau cuộc họp đã được hỏi về lời kêu gọi của Zelenskyy là loại Nga ra, nếu không, phải cải cách – và, nếu không nữa thì giải tán Liên Hợp Quốc.

“Chúng ta cần đảm bảo rằng bây giờ và trong tương lai, Hội đồng Bảo an và Liên Hiệp Quốc nói chung có thể đối phó với những thách thức như vậy”, bà Woodward nói.

Nỗ lực 40 năm cải cách Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên để phản ánh thế giới ngày nay thay vì cấu trúc quyền lực toàn cầu sau Đệ nhị Thế chiến đã bị vướng bởi sự cạnh tranh giữa các nước và các khu vực mà không có dấu hiệu giảm bớt. Sự chia rẽ sâu sắc đã buộc Đại hội đồng phải gác lại ba nghị quyết đối chọi nhau để mở rộng Hội đồng Bảo an vào năm 2005, và kể từ đó, đã có nhiều cuộc thảo luận nhưng không có nỗ lực nghiêm túc nào.

Trọng tâm của sự bất lực của Hội đồng Bảo an là cấu trúc của nó, được thành lập vào cuối Đệ nhị Thế chiến, vốn trao quyền phủ quyết cho năm cường quốc – Mỹ, Liên Xô (và sau này là Nga), Trung Quốc, Anh và Pháp cho dù là đối với hành động của chính họ.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, quyền phủ quyết của Nga đã cản trở việc thông qua bất kỳ nghị quyết hoặc tuyên bố có tính cách ràng buộc buộc pháp lý nào mà trong đó có nhắn đến sự xâm lược của chính họ. Ngược lại, Đại hội đồng gồm 193 quốc gia đã thông qua hai nghị quyết – không mang tính chất bắt buộc về pháp lý nhưng phản ánh dư luận thế giới – để yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine, rút toàn bộ quân Nga và bảo vệ thường dân.

(AP)

10:07 6.4.2022

Các nước phương Tây sắp áp thêm lệnh trừng phạt nhằm vào Nga

Các lệnh trừng phạt mới sẽ được công bố vào ngày 6/4 là nằm trong phản ứng trước vụ thảm sát ở Bucha, Tòa Bạch Ốc cho biết.

Các biện pháp này được phối hợp giữa Washington, nhóm G7 gồm 7 nền kinh tế tiên tiến và Liên minh châu Âu, sẽ nhắm vào các ngân hàng và quan chức Nga và cấm đầu tư mới vào Nga, Nhà Trắng cho biết.

Các biện pháp trừng phạt được đề xuất của EU, vốn cần được 27 quốc gia thành viên phê duyệt, sẽ cấm mua than của Nga và không cho tàu Nga cập cảng EU.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối này cũng đang nghiên cứu cấm nhập dầu Nga. Châu Âu, nơi có vốn nhập 1/3 lượng khí đốt tự nhiên từ Nga, đã cẩn thận với tác động kinh tế mà lệnh cấm hoàn toàn năng lượng Nga đem lại.

Nhưng trong động thái báo hiệu tăng cường quyết tâm của EU, Ngoại trưởng Đức cho biết lệnh cấm than là bước đầu tiên hướng tới lệnh cấm vận tất cả nhiên liệu hóa thạch Nga. Ukraine nói rằng cấm khí đốt của Nga là rất quan trọng để đảm bảo một thỏa thuận giúp chấm dứt chiến tranh trong các cuộc hòa đàm.

Sau bài phát biểu nhiệt huyết trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 5/4, Tổng thống Ukraine VolodymyrZelenskyy nói các biện pháp trừng phạt mới ‘chống lại Nga phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội ác chiến tranh do quân chiếm đóng gây ra’, và gọi đây là ‘thời điểm then chốt’ đối với các nhà lãnh đạo phương Tây.

“Nếu sau đó mà các ngân hàng Nga vẫn hoạt động như thường, nếu sau đó hàng hóa vẫn vận chuyển sang Nga như thường, nếu sau đó các nước EU trả tiền mua năng lượng của Nga như thường, thì số phận chính trị của một số nhà lãnh đạo sẽ không đi theo hướng như bình thường”, ông phát biểu qua video.

New Zealand hôm 6/4 nói rằng họ sẽ áp thuế 35% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Nga và mở rộng lệnh cấm xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp có dính đến các ngành công nghiệp chiến lược của Nga.

“Những hình ảnh và tin tức xuất hiện về những hành động tàn bạo nhằm vào thường dân ở Bucha và các khu vực khác của Ukraine là đáng ghê tởm và đáng trách, và New Zealand tiếp tục đáp trả những hành động xâm lược vô tâm của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin,” Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta nói trong một tuyên bố.

(Reuters)

21:49 5.4.2022

27 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi các nước Baltic

Estonia và Latvia sẽ đóng cửa các cơ quan đại diện lãnh sự của Nga ở hai thành phố của mỗi nước và trục xuất tổng cộng 27 nhà ngoại giao và nhân viên Nga hiện đang làm việc tại các nước Baltic.

Bộ Ngoại giao Estonia cho biết hôm thứ Ba 5/4 rằng nước này đã quyết định trục xuất các nhân viên lãnh sự quán Nga ở thành phố phía nam Tartu và thành phố biên giới Narva và đóng cửa các cơ sở ngoại giao này. Bộ cho biết 14 nhân viên Nga, bao gồm 7 nhân viên có tư cách ngoại giao, phải rời khỏi đất nước trước ngày 30/4.

Thứ trưởng Mart Volmer của Bộ cho biết “không thể có cuộc nói chuyện như thường lệ” với Moscow sau những cáo buộc về hành vi tàn bạo của lực lượng Nga đối với dân thường ở các thành phố Ukraine.

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rincevics cho biết trên Twitter rằng Latvia sẽ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Daugavpils và Liepaja, đồng thời trục xuất 13 nhà ngoại giao và nhân viên Nga.

Theo AP

21:12 5.4.2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin và CEO của tập đoàn Gazprom Alexei Miller.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và CEO của tập đoàn Gazprom Alexei Miller.

Ông Putin cảnh báo về việc quốc hữu hóa cổ phần của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của nước ngoài nhằm quốc hữu hóa cổ phần của Nga tại các công ty sẽ là “con dao hai lưỡi”.

Ông nói: “Chúng tôi đã nghe tuyên bố từ các quan chức về khả năng quốc hữu hóa một số tài sản của chúng tôi. Chuyện này sẽ đi được bao xa? Đừng ai quên rằng đó là con dao hai lưỡi”.

Ông Putin cũng than phiền điều mà ông nói là “áp lực hành chính đối với công ty Gazprom của chúng tôi ở một số nước châu Âu.”

Hôm 4/4, Đức đã giao một cơ quan chính phủ đảm trách một công ty con lâu năm thuộc Gazprom ở Đức, tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước Nga kiểm soát.

Động thái này không mang tính quốc hữu hóa vì nhà nước Đức chưa nắm quyền sở hữu cổ phần và đây là sự thay đổi quản lý tạm thời cho đến tháng 9.

Tuần trước, công ty Gazprom cho biết họ đã cắt đứt quan hệ với đơn vị này nhưng Đức nói rằng điều đó không hợp lệ vì danh tính của bất kỳ chủ sở hữu mới nào là không rõ ràng và thương vụ đã xảy ra mà không cần sự chấp thuận của chính phủ.

(Theo AP)

Tải thêm

XS
SM
MD
LG