Đường dẫn truy cập

Nga không chặn được nỗ lực điều tra tấn công hóa học ở Syria


Ông Assad bị phương Tây cáo buộc dùng vũ khí hóa học
Ông Assad bị phương Tây cáo buộc dùng vũ khí hóa học

Các thành viên của cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu hôm 20/11 bỏ phiếu áp đảo bác bỏ nỗ lực do Nga đứng đầu nhắm cắt giảm những quyền lực cho phép cơ quan này chỉ mặt đặt tên hay quy tội cho việc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm ở Syria.

Toàn thể các thành viên của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã bỏ phiếu với tỷ lệ 99 phiếu thuận so với 27 phiếu chống để ủng hộ thông qua tăng ngân sách cho năm 2019 mà ngân sách này một phần sẽ cấp vốn cho các thẩm quyền mới được phương Tây ủng hộ và bác bỏ các đề xuất của Nga và Iran nhằm ngăn chặn nó.

Cuộc bỏ phiếu này diễn ra vào lúc căng thẳng dâng cao giữa Nga vốn ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phương Tây xung quanh việc sử dụng vũ khí hóa học mang tính hệ thống trong cuộc nội chiến ở Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói giao cho OPCW thêm quyền lực sẽ vượt quá phạm vi của hiệp ước sáng lập của tổ chức này, Công ước Vũ khí Hóa học năm 1997.

Quyền lực mới ‘của một bên công tố là sự vi phạm trắng trợn Công ước Vũ khí Hóa học, các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đi ngược lại lập trường của đa số các nước tham gia vào công ước,” ông được Sputnik News dẫn lời nói.

Giới chức Hà Lan cho biết họ đã chặn đứng được âm mưu đột nhập vào hệ thống của OPCW ở The Hague hồi tháng Tư khi cơ quan này đang xem xét cả vụ tấn công cựu điệp viên Sergei Skripal ở Anh và các cuộc tấn công hóa học ở Syria mà phương Tây buộc tội chế độ Assad chịu trách nhiệm.

Hàng chục các vụ tấn công bằng khí độc sarin và chlorine đã được cả quân chính phủ và phiến quân sử dụng trong cuộc nội chiến ở Syria, theo cuộc điều tra chung của OPCW và Liên Hiệp Quốc.

Đề xuất do Nga cùng Trung Quốc bảo trợ này sẽ chặn đứng một nhóm làm việc mới được giao nhiệm vụ xác định trách nhiệm trong các cuộc tấn công hóa học ở Syria. Trước đây, trách nhiệm này thuộc về cuộc điều tra chung của Liên Hiệp Quốc-OPCW cho đến khi Nga bỏ phiếu phủ quyết kéo dài cuộc điều tra hồi năm ngoái.

Bắc Kinh, vốn bỏ phiếu chống ngân sách cho OPCW, đã kêu gọi chấm dứt ‘bầu không khí phân cực và chính trị hóa hiện thời’.

Nga đã vận động mạnh mẽ trong các thành viên OPCW để hy vọng đảo ngược một quyết định hồi tháng Sáu thông qua đề xuất của Anh là thành lập một đội điều tra các cá nhân và tổ chức nào gây ra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.

Những người chống đối nói rằng cho thêm quyền lực để OPCW xác định thủ phạm sẽ làm cho tổ chức này thêm chia rẽ. Tại OPCW, cũng như tại Liên Hiệp Quốc, Nga đã chặn các nỗ lực có hành động chống lại đồng minh thân cận Syria của họ.

“Tổ chức này sẽ trở thành một mớ lộn xộn,” ông Magzhan Ilyassov, đại sứ Kazakhstan ở OPCW vốn ủng hộ lập trường của Nga, nói. Ông cho rằng đội điều tra mới không nên được cấp ngân sách và rằng OPCW ‘sẽ tiếp tục tan rã và sụp đổ’.

Theo quyết định của OPCW, một đội gồm 10 chuyên gia sẽ bắt đầu xem xét về Syria vào đầu năm tới. Sứ mạng của đội này sau đó sẽ được mở rộng ra để xác định thủ phạm của các vụ tấn công hóa học trên toàn cầu.

Ông Fernando Arias, người lãnh đạo mới OPCW, hôm 20/11, đã giành được sự ủng hộ để tăng ngân sách lên 3,6% xuống dưới 70 triệu euro mà trong đó từ 2 cho đến 2,5 triệu euro sẽ tài trợ cho nhóm điều tra này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG