Đường dẫn truy cập

Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt, châu Âu kêu gọi tiết kiệm nhiên liệu


Hôm 27/7, Nga giảm lượng cung khí đốt cho châu Âu.
Hôm 27/7, Nga giảm lượng cung khí đốt cho châu Âu.

Hôm 27/7, Nga giảm lượng cung khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh leo thang hơn nữa cuộc đối đầu về năng lượng giữa Moscow và Liên minh châu Âu (EU). Tình hình này sẽ khiến EU khó có thể nạp đầy kho dự trữ năng lượng để sưởi ấm cho mùa đông, theo Reuters.

Việc cắt giảm nguồn cung cấp do công ty Gazprom nêu ra hồi đầu tuần đã làm giảm công suất của đường ống Nord Stream 1 - đường ống vận chuyển khí đốt chính của Nga đến châu Âu - xuống chỉ còn 1/5 tổng công suất.

Đường ống Nord Stream 1 chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu.

Hôm 26/7, các nước EU đã thông qua một kế hoạch khẩn cấp để giảm nhu cầu khí đốt sau khi đạt được các thỏa thuận nhằm hạn chế cắt giảm đối với một số quốc gia, hy vọng mức tiêu thụ thấp hơn sẽ giảm bớt tác động trong trường hợp Moscow ngừng cung cấp hoàn toàn.

Kế hoạch này nêu lo ngại rằng các quốc gia EU sẽ không thể đạt được mục tiêu nạp đầy kho dự trữ và giữ ấm cho người dân của họ trong những tháng mùa đông và tăng trưởng kinh tế mong manh của châu Âu có thể bị ảnh hưởng nếu lượng khí đốt bị chia nhỏ ra.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết kế hoạch này có thể giúp châu Âu vượt qua mùa đông với điều kiện các dòng khí đốt từ Nga ở mức 20-50% công suất, nhưng cảnh báo về “sự tự mãn trên thị trường, các chính trị gia châu Âu hiện đã giải quyết được vấn đề phụ thuộc vào khí đốt của Nga”.

Trong khi Moscow đổ lỗi cho các vấn đề kỹ thuật khác nhau gây ra việc cắt giảm nguồn cung, Brussels lại cáo buộc Nga sử dụng năng lượng như một vũ khí để tống tiền khối EU và trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết công ty Gazprom dùng hết khả năng để cung cấp khí đốt cho châu Âu, đồng thời nói thêm rằng các vấn đề kỹ thuật do lệnh trừng phạt đối với thiết bị đã ngăn cản nước này xuất khẩu nhiều hơn.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG