Tuy hai quốc gia Việt–Pháp đã chính thức nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược” nhưng cả hai chính phủ liệu đã có bỏ lỡ cơ hội đề cập đến các giá trị phổ quát và nguyên tắc cơ bản để làm nền tảng bền vững cho tương lai?
Nhỡ cơ hội
57 năm đã trôi qua kể từ khi người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1956. Sau 40 năm thiết lập bang giao Việt–Pháp, ngày 25 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã chính thức mở ra mối quan hệ “đối tác chiến lược” với nhiều văn kiện hợp tác và hợp đồng kinh tế được ký kết, đặc biệt hợp đồng mua gần 100 chiếc máy bay Airbus mới trị giá lên đến 10 tỷ USD của hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam VietJetAir với công ty Airbus của Pháp.
Cuộc gặp ngày 25 tháng 9 vừa qua đáng lý ra phải là cơ hội để ông Nguyễn Tấn Dũng nêu lên quan điểm của mình đối với quan ngại của quốc tế trước nhiều vấn đề như việc kiểm duyệt internet, đàn áp blogger và tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Dũng đã bỏ lỡ cơ hội để tạo uy tín cho chính phủ Việt Nam khi tránh tiếp xúc với đại diện Phóng viên Không Biên giới giữa lúc tổ chức này tìm cách trao thỉnh nguyện thư với 25 ngàn chữ ký yêu cầu Hà Nội trả tự do cho 35 bloggers Việt Nam đang chịu các án tù dài hạn.
Ông Dũng đã không tận dụng chuyến đi này để đưa ra những định hướng mới cho Việt Nam hoặc tạo lòng tin đối với chính phủ Việt Nam mà chỉ dùng nó cho các hợp đồng kinh doanh chưa chắc khả thi hay không.
Ra đời năm 2007 và bắt đầu thực hiện các chuyến bay từ năm 2011, VietJetAir với đội hình 9 chiếc máy bay khiêm tốn hiện nay vừa công bố lợi nhuận trước thuế tính đến tháng 7 năm nay là 5,7 triệu USD, nhưng hãng này có thể báo lỗ cho cả năm. Vấn đề là làm sao một hãng hàng không nhỏ như vậy lại tạo được lòng tin với Airbus trong hợp đồng lên đến gần 10 tỷ USD nếu không có được sự đảm bảo của chính phủ Việt Nam.
Vấn đề bên trong
Hợp đồng này chẳng khác nào một ván bài trong đó Việt Nam chấp nhận may rủi vì việc mua máy bay chưa chắc sẽ giúp thu hút du khách vào Việt Nam. Nó cũng một lần nữa thể hiện sự yếu kém trong cách quản lý của chính phủ khi mà sự minh bạch và uy tín không được đề cao.
Từ năm 1975, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cố gắng xây dựng lại đất nước và hàn gắn những vết thương cũ với một số thành công và cũng không ít thất bại. Tuy nhiên, khi đất nước phát triển và bắt nhịp với thế giới bên ngoài thì nguyện vọng của nhân dân cũng không thể nằm mãi trong đáy ao làng.
Nhưng cơ chế hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa cho phép những người có thực tài góp phần xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân. Việt Nam ngày nay không ít người thông minh và tài giỏi, nhưng hầu hết họ không có môi trường thích hợp để phát triển, hoặc họ quay sang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Đó là chưa kể đến sự thiếu vắng các quyền tự do tư tưởng hay việc chỉ trích chính phủ có thể đẩy người dân vô tội vào tù bất cứ lúc nào.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tiếng nói đối lập, những người muốn tự quyết định và kiểm soát tương lai của họ. Bất cứ một đảng chính trị nào, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau và nếu muốn đóng vai trò quan trọng trong tương lai thì không thể nào bỏ qua nguyện vọng của nhân dân.
Một chính sách trọng đãi nhân tài, một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, một xã hội dân sự phát triển lành mạnh và một nền pháp luật chuẩn mực là một trong những điều kiện đầu tiên để người dân có cơ hội phát triển bình đẳng.
Quan hệ tế nhị nhiều ẩn ý
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp có thể là một nỗ lực của những kẻ cựu thù đang tìm cách hàn gắn những vết thương cũ, nhưng tác động của bước tiến này sẽ không kéo dài mãi mãi. Việc Pháp đưa ra những nhận xét về nhiều hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Người Pháp là những nhà ngoại giao rất tế nhị và khéo léo. Việc họ không đề cập đến tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam chưa hẳn là vì họ không biết hoặc muốn làm ngơ trước những giá trị mà họ không ngừng tôn vinh. Có thể ẩn ý của họ là ý để cho người bạn Việt Nam hiểu ngầm rằng hai nước nay đã đồng hành nên mong bạn cần tự điều chỉnh cho thích hợp.
Trong diễn văn tiếp Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Pháp Ayreault nói rằng “Việt Nam là một đối tác rất thân thiết với Pháp do hoàn cảnh lịch sử dù lịch sử đó có đau buồn…”, nhưng vị thế địa chính trị cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên chính trường thế giới là không thể xem nhẹ được.
Cho nên, Thủ tướng Ayreault nói tiếp: “Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp chủ yếu là một cuộc đối thoại chính trị. Và cuộc đối thoại đó đã bắt đầu ngay hôm nay trong văn phòng tôi. Cuộc đối thoại đó tập trung vào các vấn đề song phương, các vấn đề quốc phòng, an ninh khu vực…”, “…hợp tác văn hoá, giáo dục và kinh tế và vân vân... Chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ này thành công và cộng hưởng”.
Ông Ayreault kết luận, “Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược của niềm tin. Một đối tác chiến lược, không phải là điểm đến mà chỉ là sự khởi đầu…”.
Như thế, thông điệp của phía Pháp đã rất rõ rang: Tất cả chỉ là mới bắt đầu và mọi việc còn đang ở phiá trước; chính phủ Pháp sẽ chờ xem phía chính phủ Việt Nam sẽ bày tỏ thiện chí cải cách cụ thể ra sao trong những ngày tới.
Từ bỏ độc tôn
Tương tự như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, để đạt được những thành công lâu dài thì đôi bên cần phải có những nền tảng và nguyên tắc vững chắc. Mối quan hệ với Pháp chắc chắn sẽ không phải là một ngoại lệ.
Thật không may, các nguyên tắc phổ quát và giá trị cốt lõi cũng như sự tôn trọng các quyền công dân giữa Việt Nam và Pháp cho đến nay vẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên, giữa lúc Việt Nam đang sửa đổi Hiến pháp để hội nhập với thế giới thì chính quyền Cộng sản vẫn có thể cải thiện những điểm khác biệt này bằng việc thông qua bản Hiến pháp dân chủ của toàn dân. Một bản Hiến pháp dân chủ cần có sự tham gia soạn thảo của nhiều thành phần trong xã hội và được nhân dân phúc quyết thông qua, trái ngược với bản Hiến pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam tự soạn thảo và áp đặt lên toàn xã hội hiện hay.
Bất kỳ một tổ chức lãnh đạo nào cũng cần từ bỏ não trạng độc tôn và tư duy thù địch để đối diện với những vấn đề cấp bách mà đất nước đang vướng phải; từ đó tập trung cho mục tiêu chung là đoàn kết toàn dân, phát triển đất nước, xây dựng xã hội công bằng để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
Một hệ thống pháp luật chuẩn mực chính là cơ sở của nhà nước pháp quyền mà Việt Nam cần hướng tới. Thiếu nền tảng nhà nước pháp quyền thì một xã hội công bằng chỉ là một mục tiêu không bao giờ thực hiện được.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhỡ cơ hội
57 năm đã trôi qua kể từ khi người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1956. Sau 40 năm thiết lập bang giao Việt–Pháp, ngày 25 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã chính thức mở ra mối quan hệ “đối tác chiến lược” với nhiều văn kiện hợp tác và hợp đồng kinh tế được ký kết, đặc biệt hợp đồng mua gần 100 chiếc máy bay Airbus mới trị giá lên đến 10 tỷ USD của hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam VietJetAir với công ty Airbus của Pháp.
Cuộc gặp ngày 25 tháng 9 vừa qua đáng lý ra phải là cơ hội để ông Nguyễn Tấn Dũng nêu lên quan điểm của mình đối với quan ngại của quốc tế trước nhiều vấn đề như việc kiểm duyệt internet, đàn áp blogger và tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Dũng đã bỏ lỡ cơ hội để tạo uy tín cho chính phủ Việt Nam khi tránh tiếp xúc với đại diện Phóng viên Không Biên giới giữa lúc tổ chức này tìm cách trao thỉnh nguyện thư với 25 ngàn chữ ký yêu cầu Hà Nội trả tự do cho 35 bloggers Việt Nam đang chịu các án tù dài hạn.
Ông Dũng đã không tận dụng chuyến đi này để đưa ra những định hướng mới cho Việt Nam hoặc tạo lòng tin đối với chính phủ Việt Nam mà chỉ dùng nó cho các hợp đồng kinh doanh chưa chắc khả thi hay không.
Ra đời năm 2007 và bắt đầu thực hiện các chuyến bay từ năm 2011, VietJetAir với đội hình 9 chiếc máy bay khiêm tốn hiện nay vừa công bố lợi nhuận trước thuế tính đến tháng 7 năm nay là 5,7 triệu USD, nhưng hãng này có thể báo lỗ cho cả năm. Vấn đề là làm sao một hãng hàng không nhỏ như vậy lại tạo được lòng tin với Airbus trong hợp đồng lên đến gần 10 tỷ USD nếu không có được sự đảm bảo của chính phủ Việt Nam.
Vấn đề bên trong
Hợp đồng này chẳng khác nào một ván bài trong đó Việt Nam chấp nhận may rủi vì việc mua máy bay chưa chắc sẽ giúp thu hút du khách vào Việt Nam. Nó cũng một lần nữa thể hiện sự yếu kém trong cách quản lý của chính phủ khi mà sự minh bạch và uy tín không được đề cao.
Từ năm 1975, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cố gắng xây dựng lại đất nước và hàn gắn những vết thương cũ với một số thành công và cũng không ít thất bại. Tuy nhiên, khi đất nước phát triển và bắt nhịp với thế giới bên ngoài thì nguyện vọng của nhân dân cũng không thể nằm mãi trong đáy ao làng.
Nhưng cơ chế hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa cho phép những người có thực tài góp phần xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân. Việt Nam ngày nay không ít người thông minh và tài giỏi, nhưng hầu hết họ không có môi trường thích hợp để phát triển, hoặc họ quay sang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Đó là chưa kể đến sự thiếu vắng các quyền tự do tư tưởng hay việc chỉ trích chính phủ có thể đẩy người dân vô tội vào tù bất cứ lúc nào.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tiếng nói đối lập, những người muốn tự quyết định và kiểm soát tương lai của họ. Bất cứ một đảng chính trị nào, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau và nếu muốn đóng vai trò quan trọng trong tương lai thì không thể nào bỏ qua nguyện vọng của nhân dân.
Một chính sách trọng đãi nhân tài, một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, một xã hội dân sự phát triển lành mạnh và một nền pháp luật chuẩn mực là một trong những điều kiện đầu tiên để người dân có cơ hội phát triển bình đẳng.
Quan hệ tế nhị nhiều ẩn ý
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp có thể là một nỗ lực của những kẻ cựu thù đang tìm cách hàn gắn những vết thương cũ, nhưng tác động của bước tiến này sẽ không kéo dài mãi mãi. Việc Pháp đưa ra những nhận xét về nhiều hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Người Pháp là những nhà ngoại giao rất tế nhị và khéo léo. Việc họ không đề cập đến tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam chưa hẳn là vì họ không biết hoặc muốn làm ngơ trước những giá trị mà họ không ngừng tôn vinh. Có thể ẩn ý của họ là ý để cho người bạn Việt Nam hiểu ngầm rằng hai nước nay đã đồng hành nên mong bạn cần tự điều chỉnh cho thích hợp.
Trong diễn văn tiếp Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Pháp Ayreault nói rằng “Việt Nam là một đối tác rất thân thiết với Pháp do hoàn cảnh lịch sử dù lịch sử đó có đau buồn…”, nhưng vị thế địa chính trị cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên chính trường thế giới là không thể xem nhẹ được.
Cho nên, Thủ tướng Ayreault nói tiếp: “Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp chủ yếu là một cuộc đối thoại chính trị. Và cuộc đối thoại đó đã bắt đầu ngay hôm nay trong văn phòng tôi. Cuộc đối thoại đó tập trung vào các vấn đề song phương, các vấn đề quốc phòng, an ninh khu vực…”, “…hợp tác văn hoá, giáo dục và kinh tế và vân vân... Chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ này thành công và cộng hưởng”.
Ông Ayreault kết luận, “Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược của niềm tin. Một đối tác chiến lược, không phải là điểm đến mà chỉ là sự khởi đầu…”.
Như thế, thông điệp của phía Pháp đã rất rõ rang: Tất cả chỉ là mới bắt đầu và mọi việc còn đang ở phiá trước; chính phủ Pháp sẽ chờ xem phía chính phủ Việt Nam sẽ bày tỏ thiện chí cải cách cụ thể ra sao trong những ngày tới.
Từ bỏ độc tôn
Tương tự như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, để đạt được những thành công lâu dài thì đôi bên cần phải có những nền tảng và nguyên tắc vững chắc. Mối quan hệ với Pháp chắc chắn sẽ không phải là một ngoại lệ.
Thật không may, các nguyên tắc phổ quát và giá trị cốt lõi cũng như sự tôn trọng các quyền công dân giữa Việt Nam và Pháp cho đến nay vẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên, giữa lúc Việt Nam đang sửa đổi Hiến pháp để hội nhập với thế giới thì chính quyền Cộng sản vẫn có thể cải thiện những điểm khác biệt này bằng việc thông qua bản Hiến pháp dân chủ của toàn dân. Một bản Hiến pháp dân chủ cần có sự tham gia soạn thảo của nhiều thành phần trong xã hội và được nhân dân phúc quyết thông qua, trái ngược với bản Hiến pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam tự soạn thảo và áp đặt lên toàn xã hội hiện hay.
Bất kỳ một tổ chức lãnh đạo nào cũng cần từ bỏ não trạng độc tôn và tư duy thù địch để đối diện với những vấn đề cấp bách mà đất nước đang vướng phải; từ đó tập trung cho mục tiêu chung là đoàn kết toàn dân, phát triển đất nước, xây dựng xã hội công bằng để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
Một hệ thống pháp luật chuẩn mực chính là cơ sở của nhà nước pháp quyền mà Việt Nam cần hướng tới. Thiếu nền tảng nhà nước pháp quyền thì một xã hội công bằng chỉ là một mục tiêu không bao giờ thực hiện được.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.