Các đại biểu của chính phủ Nam Sudan và phe nổi loạn tìm cách lật đổ chính phủ đang cứu xét một đề nghị ngưng bắn.
Các nhà điều giải thuộc Thẩm quyền Phát triển Liên chính, một nhóm các quốc gia Ðông Phi, đã trình bày đề nghị của họ với các giới chức chính phủ ở Juba, vài giờ sau khi họp ở Ethiopia với lực lượng nổi loạn.
“Sứ mạng của chúng tôi là làm tất cả những gì có thể được, theo đúng với thông cáo của IGAD kêu gọi cấp thời đình chỉ mọi hoạt động thù nghịch và khởi sự ngay các cuộc đàm phán. Nay, điều khiến họ đến đây là họ đang phải đối mặt với một số khó khăn về phía bên kia, dường như đang đòi rằng trước khi có thể xúc tiến bất cứ cuộc thảo luận có ý nghĩa nào, các tù nhân phải được phóng thích.”
Phe nổi loạn nhất mực đòi 11 tù nhân đang bị chính phủ giam giữ phải được thả. Chính phủ nói có thể phóng thích họ chỉ sau khi đã thực hiện “các thủ tục pháp lý.”
Bạo động ở Nam Sudan đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và buộc khoảng 200 ngàn ngưòi phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói số người tỵ nạn ngày càng tăng đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Sau đây là nhận định của ông Toby Lanzer, Phối hợp viên Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc về Sudan.
“Tình hình số người quá tải, vấn đề sưởi ấm, thiếu nước và vệ sinh, thật hết sức gay go để giữ cho mọi người được lành mạnh ở đây vào giai đoạn này.”
Một phụ nữ Nam Sudan bị thất tán nói: “Chúng tôi vẫn ở dưới các bóng cây, như quý vị thấy những người khác. Chúng tôi sống dưới bóng cây, không có nhà cửa, nhiều người ốm đau, bị tiêu chảy và nhiều thứ khác. Và ở chỗ chúng tôi không có đủ nhà cầu cho nên mọi người đi tiêu quanh các bụi và gieo rắc bệnh tật.”
Bạo động ở Nam Sudan bắt đầu hôm 15 tháng 12 khi binh sĩ nổi loạn tấn công một doanh trại quân đội. Tổng thống Salva Kiir lên án phó tổng thống Riek Machar là âm mưu đảo chính. Ông Machar đã kêu gọi quân đội lật đổ tổng thống.
Những người chứng kiến nói một số vụ bạo động là do động cơ sắc tộc, với những người ủng hộ ông Kiir, một thành viên bộ tộc Dinka, và những người ủng hộ ông Machar, thuộc bộ tộc Nuer, nhắm mục tiêu vào nhau.
Các nhà điều giải thuộc Thẩm quyền Phát triển Liên chính, một nhóm các quốc gia Ðông Phi, đã trình bày đề nghị của họ với các giới chức chính phủ ở Juba, vài giờ sau khi họp ở Ethiopia với lực lượng nổi loạn.
“Sứ mạng của chúng tôi là làm tất cả những gì có thể được, theo đúng với thông cáo của IGAD kêu gọi cấp thời đình chỉ mọi hoạt động thù nghịch và khởi sự ngay các cuộc đàm phán. Nay, điều khiến họ đến đây là họ đang phải đối mặt với một số khó khăn về phía bên kia, dường như đang đòi rằng trước khi có thể xúc tiến bất cứ cuộc thảo luận có ý nghĩa nào, các tù nhân phải được phóng thích.”
Phe nổi loạn nhất mực đòi 11 tù nhân đang bị chính phủ giam giữ phải được thả. Chính phủ nói có thể phóng thích họ chỉ sau khi đã thực hiện “các thủ tục pháp lý.”
Bạo động ở Nam Sudan đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và buộc khoảng 200 ngàn ngưòi phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói số người tỵ nạn ngày càng tăng đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Sau đây là nhận định của ông Toby Lanzer, Phối hợp viên Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc về Sudan.
“Tình hình số người quá tải, vấn đề sưởi ấm, thiếu nước và vệ sinh, thật hết sức gay go để giữ cho mọi người được lành mạnh ở đây vào giai đoạn này.”
Một phụ nữ Nam Sudan bị thất tán nói: “Chúng tôi vẫn ở dưới các bóng cây, như quý vị thấy những người khác. Chúng tôi sống dưới bóng cây, không có nhà cửa, nhiều người ốm đau, bị tiêu chảy và nhiều thứ khác. Và ở chỗ chúng tôi không có đủ nhà cầu cho nên mọi người đi tiêu quanh các bụi và gieo rắc bệnh tật.”
Bạo động ở Nam Sudan bắt đầu hôm 15 tháng 12 khi binh sĩ nổi loạn tấn công một doanh trại quân đội. Tổng thống Salva Kiir lên án phó tổng thống Riek Machar là âm mưu đảo chính. Ông Machar đã kêu gọi quân đội lật đổ tổng thống.
Những người chứng kiến nói một số vụ bạo động là do động cơ sắc tộc, với những người ủng hộ ông Kiir, một thành viên bộ tộc Dinka, và những người ủng hộ ông Machar, thuộc bộ tộc Nuer, nhắm mục tiêu vào nhau.