Đường dẫn truy cập

Mỹ quan ngại việc thâu tóm quyền lực của Tổng thống Ai Cập


Các cuộc biểu tình chống việc ông Morsi phong cho mình nhiều quyền hành hơn làm bùng ra các cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô Cairo.
Các cuộc biểu tình chống việc ông Morsi phong cho mình nhiều quyền hành hơn làm bùng ra các cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô Cairo.
Hoa Kỳ lo ngại về việc Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi nắm quyền hành nhiều hơn, và nói rằng Hoa Kỳ không muốn thấy quá nhiều quyền lực nằm trong tay một số ít người. Sắc lệnh của tổng thống Morsi đã làm bùng ra những cuộc biểu tình của các nhà hoạt động đối lập đang tiếp tục cắm trại ở Quảng trường Tahrir của Cairo sang ngày thứ năm để đòi ông Morsi đảo ngược quyết định. Thông tín viên Bộ Ngoại giao Scott Stearns của đài VOA có bài tường thuật như sau.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton hôm qua, thứ Hai, đã điện thoại cho Ngoại trưởng Ai Cập Mohamed Kamel Amr để bàn thảo về việc Tổng thống Morsi nắm thêm nhiều quyền hành hơn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói rằng Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà Washington đặt ra là phải giải quyết những tranh cãi này một cách dân chủ.

Bà Nuland nói: Chúng tôi muốn thấy tiến trình hiến pháp tiến tới theo đường lối không tập trung quá nhiều quyền lực vào tay của một người, để bảo đảm rằng chế độ pháp trị, kiểm soát và đối trọng, và bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi thành phần nhân dân Ai Cập phải được tôn trọng.

Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi nói việc đặt quyết định của ông trên quyền xét duyệt của tư pháp chỉ có tính cách tạm thời.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi nói việc đặt quyết định của ông trên quyền xét duyệt của tư pháp chỉ có tính cách tạm thời.
Các thẩm phán Ai Cập hy vọng có thể thuyết phục tổng thống giới hạn quyền hành mà ông đã tự trao cho mình hồi tuần trước. Ông Morsi nói rằng việc đặt quyết định của ông trên quyền xét duyệt của tư pháp chỉ có tính cách tạm thời.

Hôm qua, Tổng thống Morsi đã họp với Hội đồng Tư pháp Tối cao để giải thích về động thái này. Phát ngôn viên Nuland nói rằng việc làm đó là đáng khuyến khích.

Bà Nuland nói: "Việc những người nắm quyền nói chuyện với nhau là một bước tích cực, nhưng rõ ràng chúng tôi muốn thấy vấn đề này được giải quyết theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn và nguyên tắc mà chúng tôi đã luôn ủng hộ từ khi cuộc cách mạng Ai Cập bắt đầu."

Các cuộc biểu tình chống việc ông Morsi phong cho mình nhiều quyền hành hơn làm bùng lên lại tình trạng phản kháng ở Cairo, và một số nhân vật đối lập đã cáo buộc tân tổng thống là đang cố tìm cách để trở thành “tân hoàng đế Ai Cập.”

Phát ngôn viên Nuland nói rằng không có một hệ thống pháp lý đúng chức năng, nền dân chủ Ai Cập sau cuộc cách mạng đang tiến triển trong một “môi trường chính trị không rõ ràng.”

Bà Nuland nói tiếp: "Ðây là một giai đoạn rất mù mờ, không rõ ràng về mặt luật pháp và hiến pháp – và điều này làm cho việc xúc tiến tiến trình chính trị trên cơ sở bàn bạc và đối thoại dân chủ trở nên quan trọng hơn lúc nào hết."

Phát ngôn viên Nuland không nói liệu quyết định của Tổng thống Morsi có ảnh hưởng đến sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với sự hỗ trợ mà Quỹ tiền tệ Quốc tế dành cho tân chính phủ Ai Cập hay không.

Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Amr, Ngoại trưởng Clinton còn thảo luận về thỏa thuận ngưng bắn giữa Israel và chính quyền Hamas ở Gaza.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG