Đường dẫn truy cập

Mỹ ‘quan ngại’ Trung Quốc kết án học giả người Uighur


Ông Ilham Tohti, nhà hoạt động nhân quyền người Uighur đồng thời là giáo sư kinh tế, bị truy tố về tội âm mưu chia cắt đất nước.
Ông Ilham Tohti, nhà hoạt động nhân quyền người Uighur đồng thời là giáo sư kinh tế, bị truy tố về tội âm mưu chia cắt đất nước.

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc thả ông Iiham Tohti, nhà hoạt động nhân quyền Uighur đồng thời là giáo sư kinh tế, sau khi ông bị truy tố hôm qua với tội ly khai, chỉ hai ngày sau khi các vụ đụng độ ở tỉnh Tân Cương làm cho mấy mươi người bị thiệt mạng. Thông tín viên đài VOA Victor Beattie tường thuật rằng, người đứng đầu một tổ chức của người Uighur có trụ sở ở Mỹ nói rằng cộng đồng người Uighur Hồi giáo hiện đứng lên phản đối cuộc đàn áp mới được thông báo gần đây của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf hôm qua đã bày tỏ lo ngại về vụ truy tố ông Iiham Tohti cũng như việc giam giữ ông và 6 sinh viên khác kể từ tháng Giêng.

“Chúng tôi thực sự quan ngại về sự thiếu minh bạch về quyền lợi cũng như khả năng được tiếp cận đại diện pháp lý. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả ông Tohti cũng như các sinh viên của ông và bảo đảm quyền được bảo vệ và quyền tự do mà họ hoàn toàn có quyền được hưởng theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế của Trung Quốc, trong đó có quyền tự do biểu đạt ý kiến”.

Tờ Global Times do nhà nước Trung Quốc kiểm soát nói rằng cựu giảng viên tại Đại học Dân tộc Trung ương, bị bắt và chuyển về Tân Cương rồi bị truy tố hôm qua về tội âm mưu chia cắt đất nước vì có quan hệ thân cận với Nghị hội Uighur Thế giới, một tổ chức mà tờ báo nói rằng ủng hộ cho nền độc lập củaTân Cương.

Mẹ của ông Ilham Tohti bật khóc khi nói về con trai.
Mẹ của ông Ilham Tohti bật khóc khi nói về con trai.

Cảnh sát cũng nói rằng ông Tohti cũng có các quan hệ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, bị Trung Quốc xem là một tổ chức khủng bố.

Theo truyền thông nhà nước, ông Tohti đã miêu tả những người biểu tình Uighur Hồi giáo là các anh hùng đồng thời kích động lòng hận thù của các sinh viên đối với nhà nước Trung Quốc cũng như chính phủ. Ông được cho là bị bắt một số lần vì tung tin đồn.

Ông Michael Clarke, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện châu Á Griffith của Australia, nói rằng dù ông đã dự kiến là ông Tohti sẽ bị truy tố, nhưng ông vẫn ngạc nhiên là phiên tòa xử ông Tohti sẽ được tổ chức tại Tòa án Nhân dân Trung cấp ở Urumqi.

“Trong phần lớn các trường hợp, đặc biệt là những vụ gây chú ý như thế này, việc kết án tại tòa án này gần như là điều chắc chắn, và vấn đề ở đây là, với tội ly khai và khích động ly khai, người ta có thể bị kết án tử hình theo luật của Trung Quốc. Liệu điều đó có áp dụng trong trường hợp này hay không thì vẫn còn chưa rõ tại thời điểm này”.

Ông Clarke nói thêm rằng ông Tohti chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động nào mà có thể bị coi là ly khai hay khích động ly khai.

“Thực tế là, trong vai trò là một giáo sư kinh tế tại Bắc Kinh, ông là một phát ngôn viên khá ôn hòa cho quyền tự trị của của người Uighur cũng như xét rộng hơn, ông là một người chỉ trích tương đối ôn hòa cách tiếp cận của chính phủ đối với vùng Tân Cương. Tuy nhiên, chính phủ đã truy tố ông với một loạt các tội danh, và cáo buộc ông lợi dụng vị trí giáo sư để, xin trích, tung tin đồn, bóp méo, thổi phồng sự việc để gây xung đột, truyền bá tư tưởng ly khai, khích động hận thù sắc tộc, ủng hộ độc lập cho Tân Cương và tiến hành các hoạt động ly khai”.

Bắc Kinh đã truy tố ông Tohti với một loạt các tội danh, và cáo buộc ông 'lợi dụng vị trí giáo sư để, xin trích, tung tin đồn, bóp méo, thổi phồng sự việc để gây xung đột, truyền bá tư tưởng ly khai, khích động hận thù sắc tộc, ủng hộ độc lập cho Tân Cương và tiến hành các hoạt động ly khai'.
Bắc Kinh đã truy tố ông Tohti với một loạt các tội danh, và cáo buộc ông 'lợi dụng vị trí giáo sư để, xin trích, tung tin đồn, bóp méo, thổi phồng sự việc để gây xung đột, truyền bá tư tưởng ly khai, khích động hận thù sắc tộc, ủng hộ độc lập cho Tân Cương và tiến hành các hoạt động ly khai'.

Ông Alim Seytoff, Chủ tịch của Hiệp hội Uighur Hoa Kỳ nói rằng giới hữu trách Trung Quốc có thể sử dụng thời điểm truy tố để làm công luận không còn chú ý tới vụ bạo lực mới nhất tại khu vực tự trị bất ổn ở miền tây, giáp với Trung Á. Ông Seytoff nói rằng ông Tohti đã bị bắt giữ mà không được giao tiếp với bên ngoài trong 6 tháng.

“Và ông ấy thậm chí còn bị ban quản lý trại giam Trung Quốc cùm và không được cho ăn 10 ngày. Ông ấy đã bị chính quyền Trung Quốc ngược đãi và hành hạ”.

Ông Seytoff nói rằng ông Tohti đã quản lý một trang web nhằm hòa giải giữa người Uighur và người Trung Quốc và mưu tìm sự thay đổi về chính sách của Trung Quốc mà ông Seytoff coi là sự đàn áp mạnh tay ở Tân Cương.

Trong chuyến thăm Tân Cương hồi tháng Tư, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi “các hành động quyết đoán” để “kiên quyết trấn áp hoạt động tràn lan của những kẻ khủng bố” .

Hôm thứ Ba vừa qua, Trung Quốc thông báo hàng chục thường dân thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ tấn công khủng bố xảy ra hôm thứ hai tại huyện Kashgar ở Tân Cương.

Trung Quốc nói rằng một băng đảng cầm dao tấn công một đồn cảnh sát và các văn phòng chính quyền cũng như thường dân rồi đập phá xe cộ.

Trung Quốc nói rằng cảnh sát đã đáp trả bằng cách bắn chết hàng chục thành viên của băng đảng này. Bắc Kinh cho biết là cuộc điều tra sơ bộ kết luận rằng đó là một vụ tấn công có chủ ý.

Ông Seytofff nói rằng hành động của cảnh sát là một phần của chiến dịch chống khủng bố kéo dài một năm qua do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Trung Quốc mở chiến dịch chống khủng bố kéo dài một năm do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Trung Quốc mở chiến dịch chống khủng bố kéo dài một năm do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

“Chính phủ Trung Quốc giới hạn việc ăn chay trong tháng Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, vốn là một trong 5 trụ cột của Đạo Hồi. Thay vào đó, các lực lượng an ninh Trung Quốc đi từng nhà một để truy tìm những người Uighur ăn chay, sách nhiễu họ vào ban đêm, và tống giam những người Uighur đã cầu nguyện và thậm chí giết hại cả một gia đình người Uighur. Và kết cục của sự bất mãn và tức giận của nhiều người đối với các lực lượng an ninh Trung Quốc, họ đổ ra đường phố để phản đối sự tàn bạo đó”.

Ông Seytoff nói rằng điều này phản ánh điều ông gọi là “sự bất mãn tập thể” của người Uighur, và nói rằng các hành động ôn hòa và bạo lực đang xảy ra khắp các cộng đồng người Uighur. Ông thừa nhận rằng ông lo ngại sẽ xảy ra một cuộc đàn áp khác giống với vụ xảy ra tháng 7 năm 2009, làm 200 người chết tại thủ phủ Urumqi.

Hồi tháng Năm, ít nhất 31 người đã thiệt mạng khi hai chiếc xe đâm vào một khu chợ ở Urumqi và có người đã ném thuốc nổ. Hồi tháng Ba, giới hữu trách đổ lỗi cho những kẻ Hồi giáo cực đoan đã thực hiện một vụ dùng dao đâm nhiều người tại một ga tàu ở Côn Minh, làm 29 người chết. Tổng cộng đã có gần 200 người đã thiệt mạng trong vụ bạo lực tiếp diễn có liên quan tói cộng đồng Uighur trong năm nay.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG