Đường dẫn truy cập

Mỹ phái thêm 130 cố vấn quân sự tới Iraq


Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết đã phái thêm 130 nhân viên quân sự tới miền bắc Iraq để thẩm định các mối rủi ro và nhu cầu cứu trợ.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết đã phái thêm 130 nhân viên quân sự tới miền bắc Iraq để thẩm định các mối rủi ro và nhu cầu cứu trợ.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết Washington đã phái thêm 130 nhân viên quân sự tới miền bắc Iraq để thẩm định các mối rủi ro và nhu cầu cứu trợ, giữa lúc phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo tìm cách nới rộng quốc gia Hồi giáo mà họ tự tuyên bố thành lập ở Iraq và Syria. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Victor Beattie.

Bộ trưởng Hagel cho biết toán cố vấn quân sự hôm thứ ba đã tới khu vực xung quanh Irbil để thẩm định mối đe dọa của các phần tử hiếu chiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo và vụ khủng hoảng nhân đạo mà nhóm này gây ra.

Theo một giới chức quốc phòng không muốn nêu danh tánh, toán nhân viên này, bao gồm các binh sĩ Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Đặc biệt, có nhiệm vụ thẩm định những cách thức để giúp đỡ cho hàng vạn người thuộc nhóm tôn giáo thiểu số Yazidi đã bỏ chạy để tránh các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan.

Hãng thông tấn AP cho biết sau cuộc triển khai đầu tiên hồi tháng 6, số nhân viên quân sự Mỹ nắm giữ những vai trò khác nhau ở Irbil và Baghdad giờ đây đã vượt mức 900 người. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hagel hôm thứ ba khẳng định là sẽ không có sự lập lại của sứ mạng tác chiến đã kéo dài 8 năm và đã chấm dứt vào năm 2011.

"Việc này theo đúng những tiêu chuẩn mà Tổng thống Obama đã nói một cách rất rõ là đây không phải là một sự nới rộng vai trò của Mỹ mà chỉ là để tìm ra những cách thức để trợ giúp và cố vấn cho các lực lượng Iraq, là những việc mà chúng tôi đã và đang làm. Như Tổng thống đã nói rất rõ, chúng tôi không trở lại Iraq trong bất kỳ tầm cỡ nào của sứ mạng tác chiến mà chúng tôi từng thực hiện ở Iraq. Nói một cách hết sức cụ thể, đây không phải là một chiến dịch trên bộ với sự có mặt của binh sĩ tác chiến trên bộ. Chúng tôi sẽ không tiến hành một chiến dịch loại đó.

Toán nhân viên này, bao gồm các binh sĩ Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Đặc biệt, có nhiệm vụ thẩm định những cách thức để giúp đỡ cho hàng vạn người thuộc nhóm tôn giáo thiểu số Yazidi đã bỏ chạy để tránh các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan.
Toán nhân viên này, bao gồm các binh sĩ Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Đặc biệt, có nhiệm vụ thẩm định những cách thức để giúp đỡ cho hàng vạn người thuộc nhóm tôn giáo thiểu số Yazidi đã bỏ chạy để tránh các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan.

Ông Rick Brennan, cựu sĩ quan quân đội Mỹ, là một nhà phân tích cấp cao của tổ chức nghiên cứu RAND ở Washington. Ông dự kiến nhân viên quân sự sẽ được phái tới Iraq nhiều hơn nữa, nhưng ông không nghĩ rằng đây là phần dạo đầu của một sứ mạng tác chiến trong tương lai.

"Tình hình chính trị ở Iraq quả thật là không thuận lợi cho việc đưa binh sĩ trên bộ của Mỹ trở lại Iraq. Tuy nhiên, có một điều hết sức quan trọng là chúng ta phải phái một số cố vấn tới nơi để giúp đỡ cho họ trong những việc mà họ đang làm, cả về mặt nhân đạo lẫn mặt chiến lược để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo ISIL. Mặc dù vậy, tôi tin rằng điều mà chúng ta thật sự thiếu vắng vào lúc này ở Iraq là một chiến lược về những điều mà chúng ta đang tìm cách đạt được. Chúng ta không thấy Tổng thống Obama nói gì về việc tiêu diệt ISIL. ISIL không phải chỉ là một mối đe dọa ở Iraq. Họ là một mối đe dọa cho Syria, một mối đe dọa cho Jordan, một mối đe dọa cho Li Băng. Họ có những mưu đồ ở Israel và Ai Cập. Đây là một mối đe dọa sẽ quay lại ám ảnh nước Mỹ trong nhiều năm nếu chúng ta không có hành động mạnh mẽ hơn để chống lại với một chiến lược rộng lớn hơn liên quan tới sự hợp tác với các nước bạn và các nước đối tác trong khu vực, cũng như với các nước đồng minh trong khối NATO."

Ngũ giác đài hôm qua cho biết họ đã thực hiện đợt thả dù thứ Năm để tiếp tế lương thực và nước uống cho hàng vạn người Iraq bị phiến quân đe dọa ở Núi Sinjar. Với sự trợ giúp của các lực lượng của người Kurd, hơn 20.000 người tị nạn đã thoát khỏi vùng núi này trong vài ngày qua.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon nói rằng tình trạng của người Yazidi và những người khác ở Núi Sinjar là vô cùng khốn đốn.

Bộ trưởng Hagel cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ Iraq trong lúc họ ra sức thành lập một chính phủ mới. Ông phát biểu như sau ngày hôm qua trước các binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Trại Pendleton ở California.

Tổng thư ký LHQ nói tình trạng của người Yazidi và những người khác ở Núi Sinjar là 'vô cùng khốn đốn'.
Tổng thư ký LHQ nói tình trạng của người Yazidi và những người khác ở Núi Sinjar là 'vô cùng khốn đốn'.

"Chính phủ đó phải là một chính phủ đoàn kết, chia sẻ quyền hành. Đó là mục tiêu của bản hiến pháp mà họ đã soạn ra. Điều đó không xảy ra trong 5 năm qua, và do đó mà Iraq đang ở trong một tình thế như hiện nay. Bởi vì họ đã không có một chính phủ bao gồm nhiều thành phần, có sự tham dự của nhiều thành phần, qui tụ tất cả những phe phái khác nhau ở Iraq."

Sự ủng hộ của quốc tế dành cho ông Haider al-Abadi, người được chọn làm tân thủ tướng Iraq, đã gia tăng trong ngày thứ ba.

Hoa Kỳ, NATO, Ả rập Xê-út và Iran đã lên tiếng ủng hộ ông Abadi. Việc này làm suy yếu vị thế của ông Nouri al-Maliki, là người đang tìm cách tiếp tục nắm quyền cai trị sau khi đã giữ chức thủ tướng được 8 năm.

Ông Maliki bị nhiều người chỉ trích là không đoàn kết các phe phái khác nhau ở trong nước. Tuy nhiên ông tuyên bố sẽ không từ bỏ quyền hành cho tới khi nào một tòa án liên bang ra phán quyết về việc Tổng thống Barzani quyết định bổ nhiệm ông Abadi vào chức thủ tướng.

Trong bài diễn văn hàng tuần ngày hôm nay, ông Maliki nói rằng quyết định đó của ông Barzani vi phạm hiến pháp.

VOA Express

XS
SM
MD
LG