ADDIS ABABA —
Hoa Kỳ đang theo dõi sát các thỏa thuận thương mại mà Châu Âu có thể có với các quốc gia Phi Châu trong lúc Washington duyệt lại chương trình dành ưu đãi về thuơng mại cho châu lục này. Các vị bộ trưởng Phi Châu và các giới chức Hoa Kỳ đã thảo luận về quan hệ thương mại tại một cuộc hội thảo hôm nay tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, thông tín viên VOA Gabe Joselow tại Ðông Phi ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Hoa Kỳ đang cứu xét việc gia hạn Bộ luật Phát triển và Cơ hội Phi Châu, còn gọi tắt là AGOA, một bộ luật của Mỹ cho phép các nước ở phía nam sa mạc Sahara được xuất khẩu một số sản phảm sang Hoa Kỳ mà không phải đóng thuế.
Ðược ký thành luật ban đầu vào năm 2000, bộ luật này đã được gia hạn một lần và sắp hết hạn vào năm 2015.
Ðại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã họp với các bộ trưởng Phi Châu tại một cuộc hội thảo AGOA tại Addis Ababa để bàn luận các chi tiết của một thỏa thuận mới.
Trong một cuộc điện đàm với các phóng viên hôm nay, ông Froman nói một trong các vấn đề lớn là về tác động của các cuộc đàm phán thương mại Phi Châu với Liên hiệp châu Âu.
“Tôi nghĩ có một vấn đề gay go đối với các nuớc đối tác Phi Châu có liên quan đến cách thức thảo luận với chúng ta về việc gia hạn AGOA và cách thức bộ luật này liên hệ ra sao với các cuộc thương nghị đang diễn tiến với Liên hiệp châu Âu về các hiệp định hợp tác kinh tế.”
Khác với AGOA, các hiệp định hợp tác kinh tế của EU sẽ chứng kiến các quốc gia Phi Châu phản hồi những lợi ích của giao thương miễn thuế bằng cách cho phép ưu đãi hàng nhập của Âu châu vào các thị trường Phi Châu.
Trong khi đạo luật Mỹ chỉ có liên quan đến hàng nhập vào Hoa Kỳ và không lẫn lộn với một thoả thuận thương mại tự do, ông Froman nói sẽ có những thắc mắc được nêu ra tại Washington về việc các công ty sẽ được hưởng lợi ra sao nếu bộ luật được gia hạn.
“Tôi thiết nghĩ sẽ có sự nghi hoặc đáng kể ở Hoa kỳ về việc chúng ta cho phép tiếp cận một chiều vào thị trường của chúng ta nếu như các công ty của chúng ta bị thất thế.”
Rút cuộc, chính Quốc hội Hoa kỳ là cơ quan sẽ quyết định liệu có chấp thuận việc gia hạn bộ luật hay không, và trong một thời gian bao lâu.
Ðể hội đủ điều kiện hưởng các lợi ích của AGOA, các nước phải chứng tỏ là họ gắng sức cải thiện pháp trị, nhân quyền và định ra các tiêu chuẩn về lao động, Hiện thời có 39 quốc gia có thể hội đủ điều kiện.
Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa các nước AGOA và Hoa Kỳ ở mức khoảng 67 tỷ đôla, đa số dưới hình thức dầu và khí đốt thiên nhiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đang cứu xét việc gia hạn Bộ luật Phát triển và Cơ hội Phi Châu, còn gọi tắt là AGOA, một bộ luật của Mỹ cho phép các nước ở phía nam sa mạc Sahara được xuất khẩu một số sản phảm sang Hoa Kỳ mà không phải đóng thuế.
Ðược ký thành luật ban đầu vào năm 2000, bộ luật này đã được gia hạn một lần và sắp hết hạn vào năm 2015.
Ðại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã họp với các bộ trưởng Phi Châu tại một cuộc hội thảo AGOA tại Addis Ababa để bàn luận các chi tiết của một thỏa thuận mới.
Trong một cuộc điện đàm với các phóng viên hôm nay, ông Froman nói một trong các vấn đề lớn là về tác động của các cuộc đàm phán thương mại Phi Châu với Liên hiệp châu Âu.
“Tôi nghĩ có một vấn đề gay go đối với các nuớc đối tác Phi Châu có liên quan đến cách thức thảo luận với chúng ta về việc gia hạn AGOA và cách thức bộ luật này liên hệ ra sao với các cuộc thương nghị đang diễn tiến với Liên hiệp châu Âu về các hiệp định hợp tác kinh tế.”
Khác với AGOA, các hiệp định hợp tác kinh tế của EU sẽ chứng kiến các quốc gia Phi Châu phản hồi những lợi ích của giao thương miễn thuế bằng cách cho phép ưu đãi hàng nhập của Âu châu vào các thị trường Phi Châu.
Trong khi đạo luật Mỹ chỉ có liên quan đến hàng nhập vào Hoa Kỳ và không lẫn lộn với một thoả thuận thương mại tự do, ông Froman nói sẽ có những thắc mắc được nêu ra tại Washington về việc các công ty sẽ được hưởng lợi ra sao nếu bộ luật được gia hạn.
“Tôi thiết nghĩ sẽ có sự nghi hoặc đáng kể ở Hoa kỳ về việc chúng ta cho phép tiếp cận một chiều vào thị trường của chúng ta nếu như các công ty của chúng ta bị thất thế.”
Rút cuộc, chính Quốc hội Hoa kỳ là cơ quan sẽ quyết định liệu có chấp thuận việc gia hạn bộ luật hay không, và trong một thời gian bao lâu.
Ðể hội đủ điều kiện hưởng các lợi ích của AGOA, các nước phải chứng tỏ là họ gắng sức cải thiện pháp trị, nhân quyền và định ra các tiêu chuẩn về lao động, Hiện thời có 39 quốc gia có thể hội đủ điều kiện.
Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa các nước AGOA và Hoa Kỳ ở mức khoảng 67 tỷ đôla, đa số dưới hình thức dầu và khí đốt thiên nhiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ.