Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói rằng chính quyền Obama không phản đối việc Anh và Pháp vũ trang cho phe đối lập chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Hoa Kỳ đã hợp tác với các đồng minh Ả Rập vũ trang cho phe đối lập Syria, do đó Ngoại trưởng Kerry nói rằng Washington không phản đối các nước Âu châu cũng làm như vậy:
"Tổng thống Obama đã nói rõ rằng Hoa Kỳ không ngăn cản nước nào khác quyết định cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria, dù đó là Pháp, Anh hay bất cứ nước nào khác."
Ngoại trưởng Kerry nói rằng có tình trạng mất quân bình quân sự tại Syria, với việc Tổng thống al-Assad được Iran, Hezbollah và Nga trợ giúp. Sự mất quân bình đó gây ra điều mà ông gọi là một “thảm họa toàn cầu” của người tị nạn Syria chạy sang Jordan, Libăng, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng ông Kerry nói rằng lập trường của Hoa Kỳ vẫn không thay đổi trong việc chỉ cung cấp viện trợ không có vũ khí sát thương cho phe đối lập có vũ trang Syria, khi ông nói rằng chính quyền Obama tiếp tục hành động để thay đổi mưu tính của Tổng thống Assad. Ông nói:
"Tình trạng đổ máu càng kéo dài, thì các định chế của nhà nước Syria sẽ bị nổ tung càng khốc liệt. Và do đó mối nguy hiểm trở nên càng lớn đối với khu vực và thế giới khi vũ khí hóa học rơi vào tay những kẻ xấu thực sự. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra."
Pháp và Vương quốc Anh muốn Liên hiệp Âu châu bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria và cả hai nước này đang xem xét đến việc đơn phương cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria nếu Liên hiệp Âu châu không tham gia.
Ðức và các thành viên khác của Liên hiệp Âu châu cũng có những mối quan ngại như Hoa Kỳ cho rằng thêm vũ khí sẽ chỉ dẫn đến thêm chiến tranh.
Ông Kerry nói rằng chính quyền Obama vẫn mở ngỏ cở hội để cho Tổng thống Assad tìm một giải pháp chính trị:
"Nếu ông Assad nhất mực tin rằng ông ta có thể đập tan cuộc nổi dậy, người dân Syria và cả khu vực sẽ đương đầu với một vấn nạn. Và cả thế giới sẽ gặp phải vấn đề."
Ngoại trưởng Kerry sẽ rời Washington hôm nay để tham gia chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Israel, là nơi mà cuộc chiến tranh ở nước láng giềng Syria sẽ được đặt cao trong nghị trình ngoại giao. Chuyến công du này cũng sẽ thảo luận về tiến trình hòa bình Israel-Palestine, mà
Ngoại trưởng Úc Bob Carr trong cuộc gặp gỡ với ông Kerry ngày hôm qua tại Washington nói rằng nhất thiết cần phải có vai trò lãnh đạo của Washington. Ông nói:
"Tôi tin là chúng ta đang ở vào một thời điểm lịch sử khi có được sự hội tụ nhờ ý tưởng ở Ramallah và kết quả của cuộc bầu cử mới đây ở Israel.”
Tiếp theo việc thành lập tân chính phủ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng ông giơ một bàn tay tỏ dấu hòa bình với phía Palestine, và hứa rằng “Israel sẵn sàng cho một cuộc thương nghị lịch sử để chấm dứt mâu thuẫn với người Palestine một cách dứt khoát với một đối tác Palestine “sẵn sàng thực tâm thương lượng.”
Tại Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Carr hoan nghênh đề nghị của Thủ tướng Israel. Ngoại trưởng Kerry nói ông hy vọng các lời lẽ đó sẽ biến thành sự thật.
Hoa Kỳ đã hợp tác với các đồng minh Ả Rập vũ trang cho phe đối lập Syria, do đó Ngoại trưởng Kerry nói rằng Washington không phản đối các nước Âu châu cũng làm như vậy:
"Tổng thống Obama đã nói rõ rằng Hoa Kỳ không ngăn cản nước nào khác quyết định cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria, dù đó là Pháp, Anh hay bất cứ nước nào khác."
Ngoại trưởng Kerry nói rằng có tình trạng mất quân bình quân sự tại Syria, với việc Tổng thống al-Assad được Iran, Hezbollah và Nga trợ giúp. Sự mất quân bình đó gây ra điều mà ông gọi là một “thảm họa toàn cầu” của người tị nạn Syria chạy sang Jordan, Libăng, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng ông Kerry nói rằng lập trường của Hoa Kỳ vẫn không thay đổi trong việc chỉ cung cấp viện trợ không có vũ khí sát thương cho phe đối lập có vũ trang Syria, khi ông nói rằng chính quyền Obama tiếp tục hành động để thay đổi mưu tính của Tổng thống Assad. Ông nói:
"Tình trạng đổ máu càng kéo dài, thì các định chế của nhà nước Syria sẽ bị nổ tung càng khốc liệt. Và do đó mối nguy hiểm trở nên càng lớn đối với khu vực và thế giới khi vũ khí hóa học rơi vào tay những kẻ xấu thực sự. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra."
Pháp và Vương quốc Anh muốn Liên hiệp Âu châu bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria và cả hai nước này đang xem xét đến việc đơn phương cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria nếu Liên hiệp Âu châu không tham gia.
Ðức và các thành viên khác của Liên hiệp Âu châu cũng có những mối quan ngại như Hoa Kỳ cho rằng thêm vũ khí sẽ chỉ dẫn đến thêm chiến tranh.
Ông Kerry nói rằng chính quyền Obama vẫn mở ngỏ cở hội để cho Tổng thống Assad tìm một giải pháp chính trị:
"Nếu ông Assad nhất mực tin rằng ông ta có thể đập tan cuộc nổi dậy, người dân Syria và cả khu vực sẽ đương đầu với một vấn nạn. Và cả thế giới sẽ gặp phải vấn đề."
Ngoại trưởng Kerry sẽ rời Washington hôm nay để tham gia chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Israel, là nơi mà cuộc chiến tranh ở nước láng giềng Syria sẽ được đặt cao trong nghị trình ngoại giao. Chuyến công du này cũng sẽ thảo luận về tiến trình hòa bình Israel-Palestine, mà
Ngoại trưởng Úc Bob Carr trong cuộc gặp gỡ với ông Kerry ngày hôm qua tại Washington nói rằng nhất thiết cần phải có vai trò lãnh đạo của Washington. Ông nói:
"Tôi tin là chúng ta đang ở vào một thời điểm lịch sử khi có được sự hội tụ nhờ ý tưởng ở Ramallah và kết quả của cuộc bầu cử mới đây ở Israel.”
Tiếp theo việc thành lập tân chính phủ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng ông giơ một bàn tay tỏ dấu hòa bình với phía Palestine, và hứa rằng “Israel sẵn sàng cho một cuộc thương nghị lịch sử để chấm dứt mâu thuẫn với người Palestine một cách dứt khoát với một đối tác Palestine “sẵn sàng thực tâm thương lượng.”
Tại Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Carr hoan nghênh đề nghị của Thủ tướng Israel. Ngoại trưởng Kerry nói ông hy vọng các lời lẽ đó sẽ biến thành sự thật.