BANGKOK —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hối thúc Bắc Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân và ngưng gây ra những mối đe dọa cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Trong bài diễn văn đọc tại Tokyo ngày hôm nay, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng Á châu cần có một sự hợp tác toàn khu vực và điều này bao gồm những nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác với Bắc Triều Tiên. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Daniel Schearf gởi về từ Bangkok.
Vào lúc kết thúc chuyến công du đầu tiên đến Á châu Thái bình dương trong cương vị ngoại trưởng, ông John Kerry nói rằng tầm quan trọng mỗi lúc một tăng của khu vực này là một điều rất rõ ràng.
Trong bài diễn văn đọc tại Đại học Kỹ thuật Tokyo ngày hôm nay, ông Kerry nói rằng Á châu Thái bình dương là nơi có những cơ hội vô cùng to lớn nhưng cũng có nhiều thách thức.
Ông nói rằng mọi người cần làm việc chung với nhau để bảo đảm cho sự tăng trưởng có tính chất mạnh mẽ, công bằng và khôn khéo.
Ông Kerry nói: "Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á châu Thái bình dương và mạng lưới đồng minh của chúng tôi với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, Australia, Philippines và Thái Lan đã tạo ra một nền móng cơ bản. Nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Và thách thức cấp bách nhất trong các thách thức đó, như quí vị đều biết, chính là Bắc Triều Tiên."
Tháng 12 năm ngoái, Bắc Triều Tiên thực hiện một vụ phóng hỏa tiễn tầm xa bất chấp những lời cảnh cáo của cộng đồng quốc tế.
Sau đó họ lại phản ứng trước các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc bằng cách thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và tuyên bố vô hiệu hóa hiệp định đình chiến năm 1953, là hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Từ đó tới nay, Bình Nhưỡng đã đe dọa tấn công Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Họ xem cuộc thao dượt quân sự hàng năm giữa Hoa Kỳ với Nam Triều Tiên là một sự chuẩn bị để xâm lăng miền bắc.
Ông Kerry đọc bài diễn văn tại Nhật Bản trong lúc kết thúc 4 ngày họp với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, Seoul và Tokyo, tập trung vào những hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Ông Kerry nói: "Một điều chắc chắc chắn là chúng ta đoàn kết với nhau. Không có nhầm lẫn nào về điểm này cả. Chương trình phi đạn hạt nhân nguy hiểm của Bắc Triều Tiên không những gây đe dọa cho các nước láng giềng của họ mà còn đe dọa tới chính nhân dân nước họ và đe dọa tới Giấc mơ Thái bình dương. Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng cho những cuộc thương lượng thật sự và đáng tin cậy về vấn đề phi hạt nhân hóa, nhưng gánh nặng chứng minh nằm ở phía Bình Nhưỡng."
Bắc Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị đối thoại mà Seoul đưa ra hôm thứ bảy.
Hôm qua, ngoại trưởng Kerry đề nghị thương thuyết với Bình Nhưỡng nếu họ thực hiện các bước tiến nhằm từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Trong bài diễn văn ngày hôm nay, ông Kerry đã đề ra một sự khích lệ khác nữa cho các hoạt động ngoại giao.
Ông Kerry nói: "Tất cả các đối tác của chúng tôi, tất cả các đối tác, đều có một vai trò để nắm giữ trong việc hỗ trợ cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Và điều đó bao gồm việc tìm cách làm cho Bắc Triều Tiên rốt cuộc sẽ trở thành một đối tác và làm cho họ trở thành một phần của tầm nhìn này."
Washington đang tái cân bằng các hoạt động quân sự và ngoại giao sang vùng Á châu Thái bình dương vì nhận thức được tầm quan trọng mỗi ngày một tăng của khu vực này đối với Hoa Kỳ. Giới hữu trách ở Bắc Kinh tỏ vẻ lo ngại về chiến lược mới của Mỹ và một số người xem đó là một âm mưu nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng Trung Quốc có một vai trò cực kỳ quan trọng cho ổn định và tăng trưởng của khu vực.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Hoa Kỳ và thế giới được hưởng lợi từ một nước Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và nhận lãnh các trách nhiệm của một đại cường, một nước Trung Quốc tôn trọng ý nguyện của người dân nước mình, một nước Trung Quốc nắm giữ một vai trò then chốt trong các công việc của thế giới nhưng cũng hành xử theo đúng luật lệ. Tất cả chúng ta đều có phần trong sự thành công của Trung Quốc cũng giống như Trung Quốc có phần trong sự thành công của chúng ta."
Ông Kerry đã tái khẳng định cam kết bảo vệ Nhật Bản và hoan nghênh việc Nhật Bản quyết định tham gia hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái bình dương TPP.
Ông cũng nói rằng các nước Thái bình dương, trong đó có Hoa Kỳ, là những nước tiêu thụ năng lượng và thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, và vì vậy, có trách nhiệm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói với các sinh viên ở Tokyo rằng biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề địa phương và ông đã đề cập tới những lời yêu cầu của dân chúng ở Bắc Kinh đòi giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và những vụ hạn hán ảnh hưởng tới nông dân của nhiều nước khác nhau, từ Indonesia, Ấn Độ cho tới tiểu bang Indiana của Mỹ.
Ông Kerry cũng nói tới điều mà ông gọi là “sự bùng nổ đầu tư” của các công ty Trung Quốc trong lãnh vực năng lượng sạch và năng lượng thay thế.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã tán dương sự kiện là các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong lãnh vực năng lượng đã tăng vọt từ con số 1 triệu đô la của năm 2002 lên tới 9 tỉ đô la trong năm ngoái.
Vào lúc kết thúc chuyến công du đầu tiên đến Á châu Thái bình dương trong cương vị ngoại trưởng, ông John Kerry nói rằng tầm quan trọng mỗi lúc một tăng của khu vực này là một điều rất rõ ràng.
Trong bài diễn văn đọc tại Đại học Kỹ thuật Tokyo ngày hôm nay, ông Kerry nói rằng Á châu Thái bình dương là nơi có những cơ hội vô cùng to lớn nhưng cũng có nhiều thách thức.
Ông nói rằng mọi người cần làm việc chung với nhau để bảo đảm cho sự tăng trưởng có tính chất mạnh mẽ, công bằng và khôn khéo.
Ông Kerry nói: "Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á châu Thái bình dương và mạng lưới đồng minh của chúng tôi với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, Australia, Philippines và Thái Lan đã tạo ra một nền móng cơ bản. Nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Và thách thức cấp bách nhất trong các thách thức đó, như quí vị đều biết, chính là Bắc Triều Tiên."
Tháng 12 năm ngoái, Bắc Triều Tiên thực hiện một vụ phóng hỏa tiễn tầm xa bất chấp những lời cảnh cáo của cộng đồng quốc tế.
Sau đó họ lại phản ứng trước các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc bằng cách thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và tuyên bố vô hiệu hóa hiệp định đình chiến năm 1953, là hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Từ đó tới nay, Bình Nhưỡng đã đe dọa tấn công Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Họ xem cuộc thao dượt quân sự hàng năm giữa Hoa Kỳ với Nam Triều Tiên là một sự chuẩn bị để xâm lăng miền bắc.
Ông Kerry đọc bài diễn văn tại Nhật Bản trong lúc kết thúc 4 ngày họp với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, Seoul và Tokyo, tập trung vào những hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Ông Kerry nói: "Một điều chắc chắc chắn là chúng ta đoàn kết với nhau. Không có nhầm lẫn nào về điểm này cả. Chương trình phi đạn hạt nhân nguy hiểm của Bắc Triều Tiên không những gây đe dọa cho các nước láng giềng của họ mà còn đe dọa tới chính nhân dân nước họ và đe dọa tới Giấc mơ Thái bình dương. Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng cho những cuộc thương lượng thật sự và đáng tin cậy về vấn đề phi hạt nhân hóa, nhưng gánh nặng chứng minh nằm ở phía Bình Nhưỡng."
Bắc Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị đối thoại mà Seoul đưa ra hôm thứ bảy.
Hôm qua, ngoại trưởng Kerry đề nghị thương thuyết với Bình Nhưỡng nếu họ thực hiện các bước tiến nhằm từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Trong bài diễn văn ngày hôm nay, ông Kerry đã đề ra một sự khích lệ khác nữa cho các hoạt động ngoại giao.
Ông Kerry nói: "Tất cả các đối tác của chúng tôi, tất cả các đối tác, đều có một vai trò để nắm giữ trong việc hỗ trợ cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Và điều đó bao gồm việc tìm cách làm cho Bắc Triều Tiên rốt cuộc sẽ trở thành một đối tác và làm cho họ trở thành một phần của tầm nhìn này."
Washington đang tái cân bằng các hoạt động quân sự và ngoại giao sang vùng Á châu Thái bình dương vì nhận thức được tầm quan trọng mỗi ngày một tăng của khu vực này đối với Hoa Kỳ. Giới hữu trách ở Bắc Kinh tỏ vẻ lo ngại về chiến lược mới của Mỹ và một số người xem đó là một âm mưu nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng Trung Quốc có một vai trò cực kỳ quan trọng cho ổn định và tăng trưởng của khu vực.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Hoa Kỳ và thế giới được hưởng lợi từ một nước Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và nhận lãnh các trách nhiệm của một đại cường, một nước Trung Quốc tôn trọng ý nguyện của người dân nước mình, một nước Trung Quốc nắm giữ một vai trò then chốt trong các công việc của thế giới nhưng cũng hành xử theo đúng luật lệ. Tất cả chúng ta đều có phần trong sự thành công của Trung Quốc cũng giống như Trung Quốc có phần trong sự thành công của chúng ta."
Ông Kerry đã tái khẳng định cam kết bảo vệ Nhật Bản và hoan nghênh việc Nhật Bản quyết định tham gia hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái bình dương TPP.
Ông cũng nói rằng các nước Thái bình dương, trong đó có Hoa Kỳ, là những nước tiêu thụ năng lượng và thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, và vì vậy, có trách nhiệm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói với các sinh viên ở Tokyo rằng biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề địa phương và ông đã đề cập tới những lời yêu cầu của dân chúng ở Bắc Kinh đòi giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và những vụ hạn hán ảnh hưởng tới nông dân của nhiều nước khác nhau, từ Indonesia, Ấn Độ cho tới tiểu bang Indiana của Mỹ.
Ông Kerry cũng nói tới điều mà ông gọi là “sự bùng nổ đầu tư” của các công ty Trung Quốc trong lãnh vực năng lượng sạch và năng lượng thay thế.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã tán dương sự kiện là các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong lãnh vực năng lượng đã tăng vọt từ con số 1 triệu đô la của năm 2002 lên tới 9 tỉ đô la trong năm ngoái.