Đường dẫn truy cập

Mỹ điều binh sĩ tác chiến đặc chủng tới Syria


Lực lượng tác chiến đặc chủng Hoa Kỳ.
Lực lượng tác chiến đặc chủng Hoa Kỳ.

Một nhóm nhỏ bộ binh Mỹ sẽ được điều động tới miền bắc Syria để giúp hỗ trợ những nhóm đối lập trong cuộc chiến chống lại những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo.

Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu cho biết Tổng thống đã cho phép ít hơn 50 binh sĩ thuộc lực lượng tác chiến đặc chủng của Mỹ phối hợp những chiến binh địa phương ở Syria với những nỗ lực của liên quân do Mỹ dẫn đầu. Việc triển khai những binh sĩ này đánh dấu lần đầu tiên lực lượng trên bộ được gửi tới Syria để phục vụ trong hơn là một cuộc đột kích hay một nhiệm vụ cụ thể.

Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên.

"Đây là sự tăng cường một chiến lược mà Tổng thống đã loan báo hơn một năm trước," ông Earnest nói, thêm rằng "cốt lõi" của chiến lược của Mỹ ở Iraq và Syria vẫn là "xây dựng năng lực cho những lực lượng địa phương trên thực địa."

Các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc được cho biết rằng Tổng thống Obama cũng phê chuẩn những cuộc tham vấn với các nhà lãnh đạo của Iraq để thành lập một lực lượng đặc nhiệm tác chiến đặc chủng để củng cố những nỗ lực làm suy yếu và đánh bại những thủ lĩnh và mạng lưới của IS.

Thêm chiến đấu cơ tới Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cũng sẽ điều thêm chiến đấu cơ A-10 và F-15 đến Căn cứ không quân Incirlik của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo một quan chức cao cấp của chính quyền.

"Chúng tôi đang dự tính tăng thêm thiết bị quân sự tại Incirlik," Tướng Philip Breedlove, quan chức quân sự hàng đầu tại NATO và Chỉ huy Bộ Tư Lệnh châu Âu của Mỹ, nói với các phóng viên tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu trước loan báo của Tòa Bạch Ốc.

Trong khi những chi tiết vẫn đang được thảo luận, những thiết bị được đưa thêm tới Incirlik sẽ "tăng cường hỗ trợ" cho sứ mệnh chống IS, theo ông Breedlove. Ông nói thêm những thiết bị này cũng sẽ được sử dụng để giúp Thổ Nhĩ Kỳ "giải quyết những lo ngại về không phận của mình."

Những kẻ cực đoan đã trở nên khét tiếng với những chiến thuật tàn bạo, trong đó có những vụ chặt đầu, nhắm mục tiêu tấn công bừa bãi kể cả những người Hồi giáo khác không cùng đức tin với họ. Những thủ lĩnh của nhóm này cho biết mục tiêu của họ là thành lập một lãnh địa "caliphate" Hồi giáo, rõ ràng là ở Syria, và nỗ lực tối đa hóa lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Trung Đông.

Tòa Bạch Ốc cho biết Mỹ đã đạt được "tiến triển tốt" ở Iraq và Syria khi họ làm việc chặt chẽ với những đối tác hữu hiệu trên thực địa, và giờ đã tăng cường khả năng của mình hợp tác với những lực lượng đó.

Trong khi Mỹ gia tăng nỗ lực quân sự chống lại Nhà nước Hồi giáo, các quan chức nhấn mạnh rằng những nỗ lực ngoại giao cũng được gia tăng để đạt được một giải pháp chính trị ở Syria - bao gồm những cuộc thương thuyết đa quốc gia đang diễn ra ở Vienna, nơi Ngoại trưởng John Kerry đang gặp gỡ những nhà ngoại giao từ Iran và Nga, hai đồng minh chính của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang gặp nguy khốn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG