SEOUL —
Vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên hồi đầu tuần này đã khiến cho một số người ở Nhật Bản và Nam Triều Tiên lên tiếng hô hào cho việc thủ đắc vũ khí hạt nhân.
Các chính khách ở Seoul và các bài bình luận trên báo chí Nam Triều Tiên trong vài ngày qua gợi ý rằng đã tới lúc Nam Triều Tiên nên bắt đầu xây dựng một kho vũ khí hạt nhân cho mình.
Nhà lập pháp Chung Mong Joon của đảng Saenuri đương quyền đã đề nghị như vậy trong một cuộc họp với các bạn đồng viện.
Ông Chung nói rằng Bắc Triều Tiên hiện nay chẳng khác nào một tay côn đồ trong xóm vừa mới sắm một khẩu súng máy mới tinh, nhưng Nam Triều Tiên lại chỉ dùng một viên đá cuội để tìm cách bảo vệ cho mình.
Ông Chung là người có phần hùn lớn nhất trong Tập đoàn Công nghiệp Nặng Hyundai và là đại biểu quốc hội giàu nhất Nam Triều Tiên.
Một tờ báo lớn ở Seoul là tờ Trung ương Nhật báo đã gọi vụ thử nghiệm mới nhất của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa cho sự sống còn của Nam Triều Tiên. Bình luận của báo này nêu lên câu hỏi là phải chăng Nam Triều Tiên nên tự trang bị vũ khí hạt nhân và liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Nam Triều Tiên hay không trong trường hợp Nam Triều Tiên bị Bình Nhưỡng đe dọa với một cuộc tấn công hạt nhân.
Những ý kiến đó đã gặp phải sự chỉ trích của đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ Thống nhất. Phát ngôn viên Park Yong Jin của đảng này nói rằng tình trạng hiện nay là hệ quả của những chính sách thất bại của đảng đương quyền trong 5 năm qua đối với vấn đề Bắc Triều Tiên.
Ông Park nói rằng không thể giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên bằng việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nam Triều Tiên.
Một lựa chọn khác là để cho các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ được bố trí lại trên bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Kim Min Seok, nói rằng đó là một vấn đề chính trị giữa Seoul và Washington.
Ông Kim nói rằng Nam Triều Tiên không xem xét tới việc để Hoa Kỳ bố trí lại các vũ khí hạt nhân chiến thuật vào thời điểm này vì ưu tiên hiện nay là làm cho Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Vụ tranh luận về vấn đề vũ khí hạt nhân không chỉ giới hạn ở Nam Triều Tiên.
Cựu đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, giờ đây là một thành viên quốc hội và là đồng chủ tịch đảng Phục Hưng Nhật Bản, đã công khai phát biểu rằng nước ông nên có vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA ngay sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói rằng hiến pháp chủ hòa của nước ông không cho phép Tokyo có vũ khí hạt nhân và vì vậy mà việc tăng cường quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ là cách ứng phó chính yếu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nằm trong số những người hô hào cho việc sửa đổi điều 9 của hiến pháp, là điều khoản cấm Nhật Bản không được duy trì khả năng tiến hành chiến tranh.
Một số các nhà quan sát quốc tế cho rằng những lời hô hào cho việc thủ đắc vũ khí hạt nhân ở Seoul và Tokyo một phần là có mục đích thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.
Ông Carl Baker, người đứng đầu Diễn đàn Thái bình dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, phát biểu như sau:
"Tôi nghĩ rằng những gì đang thật sự xảy ra là họ đang tìm cách đưa ra một tuyên bố chính trị với mục đích làm cho Trung Quốc lưu tâm mà ứng phó với vấn đề này. Rốt cuộc thì các chính khách ở Seoul và Tokyo tin rằng cách duy nhất để làm cho Bắc Triều Tiên ngưng theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân là làm cho Trung Quốc bảo họ ngưng."
Ông Baker, cựu phân tích gia chính trị và kinh tế của Bộ chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên, nói rằng bất kỳ hành động nào của Nam Triều Tiên hoặc Nhật Bản nhằm khởi động một chương trình vũ khí hạt nhân cũng đều không có được sự chấp thuận của Washington:
"Điều đó sẽ được đón nhận rất tiêu cực ở đây vì chúng tôi lúc nào cũng bảo đảm với Nam Triều Tiên và Nhật Bản là chúng tôi cung cấp cho họ một khả năng răn đe nới rộng. Chúng ta có Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, đòi hỏi những nước hiện không có vũ khí hạt nhân không sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu Nam Triều Tiên và Nhật Bản vi phạm hiệp ước này thì đó sẽ là một diễn tiến rất xấu."
Cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều nằm dưới ô dù hạt nhân của Hoa Kỳ và Washington đang bố trí hàng vạn binh sĩ và duy trì nhiều căn cứ quân sự ở hai nước này.
Mặc dù vậy, có một số sự việc cho thấy trong những thập niên qua Nam Triều Tiên và Nhật Bản dường như đã xem xét tới việc phát triển vũ khí hạt nhân một cách lén lút.
Các chính khách ở Seoul và các bài bình luận trên báo chí Nam Triều Tiên trong vài ngày qua gợi ý rằng đã tới lúc Nam Triều Tiên nên bắt đầu xây dựng một kho vũ khí hạt nhân cho mình.
Nhà lập pháp Chung Mong Joon của đảng Saenuri đương quyền đã đề nghị như vậy trong một cuộc họp với các bạn đồng viện.
Ông Chung nói rằng Bắc Triều Tiên hiện nay chẳng khác nào một tay côn đồ trong xóm vừa mới sắm một khẩu súng máy mới tinh, nhưng Nam Triều Tiên lại chỉ dùng một viên đá cuội để tìm cách bảo vệ cho mình.
Ông Chung là người có phần hùn lớn nhất trong Tập đoàn Công nghiệp Nặng Hyundai và là đại biểu quốc hội giàu nhất Nam Triều Tiên.
Một tờ báo lớn ở Seoul là tờ Trung ương Nhật báo đã gọi vụ thử nghiệm mới nhất của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa cho sự sống còn của Nam Triều Tiên. Bình luận của báo này nêu lên câu hỏi là phải chăng Nam Triều Tiên nên tự trang bị vũ khí hạt nhân và liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Nam Triều Tiên hay không trong trường hợp Nam Triều Tiên bị Bình Nhưỡng đe dọa với một cuộc tấn công hạt nhân.
Những ý kiến đó đã gặp phải sự chỉ trích của đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ Thống nhất. Phát ngôn viên Park Yong Jin của đảng này nói rằng tình trạng hiện nay là hệ quả của những chính sách thất bại của đảng đương quyền trong 5 năm qua đối với vấn đề Bắc Triều Tiên.
Ông Park nói rằng không thể giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên bằng việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nam Triều Tiên.
Một lựa chọn khác là để cho các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ được bố trí lại trên bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Kim Min Seok, nói rằng đó là một vấn đề chính trị giữa Seoul và Washington.
Ông Kim nói rằng Nam Triều Tiên không xem xét tới việc để Hoa Kỳ bố trí lại các vũ khí hạt nhân chiến thuật vào thời điểm này vì ưu tiên hiện nay là làm cho Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Vụ tranh luận về vấn đề vũ khí hạt nhân không chỉ giới hạn ở Nam Triều Tiên.
Cựu đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, giờ đây là một thành viên quốc hội và là đồng chủ tịch đảng Phục Hưng Nhật Bản, đã công khai phát biểu rằng nước ông nên có vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA ngay sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói rằng hiến pháp chủ hòa của nước ông không cho phép Tokyo có vũ khí hạt nhân và vì vậy mà việc tăng cường quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ là cách ứng phó chính yếu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nằm trong số những người hô hào cho việc sửa đổi điều 9 của hiến pháp, là điều khoản cấm Nhật Bản không được duy trì khả năng tiến hành chiến tranh.
Một số các nhà quan sát quốc tế cho rằng những lời hô hào cho việc thủ đắc vũ khí hạt nhân ở Seoul và Tokyo một phần là có mục đích thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.
Ông Carl Baker, người đứng đầu Diễn đàn Thái bình dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, phát biểu như sau:
"Tôi nghĩ rằng những gì đang thật sự xảy ra là họ đang tìm cách đưa ra một tuyên bố chính trị với mục đích làm cho Trung Quốc lưu tâm mà ứng phó với vấn đề này. Rốt cuộc thì các chính khách ở Seoul và Tokyo tin rằng cách duy nhất để làm cho Bắc Triều Tiên ngưng theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân là làm cho Trung Quốc bảo họ ngưng."
Ông Baker, cựu phân tích gia chính trị và kinh tế của Bộ chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên, nói rằng bất kỳ hành động nào của Nam Triều Tiên hoặc Nhật Bản nhằm khởi động một chương trình vũ khí hạt nhân cũng đều không có được sự chấp thuận của Washington:
"Điều đó sẽ được đón nhận rất tiêu cực ở đây vì chúng tôi lúc nào cũng bảo đảm với Nam Triều Tiên và Nhật Bản là chúng tôi cung cấp cho họ một khả năng răn đe nới rộng. Chúng ta có Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, đòi hỏi những nước hiện không có vũ khí hạt nhân không sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu Nam Triều Tiên và Nhật Bản vi phạm hiệp ước này thì đó sẽ là một diễn tiến rất xấu."
Cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều nằm dưới ô dù hạt nhân của Hoa Kỳ và Washington đang bố trí hàng vạn binh sĩ và duy trì nhiều căn cứ quân sự ở hai nước này.
Mặc dù vậy, có một số sự việc cho thấy trong những thập niên qua Nam Triều Tiên và Nhật Bản dường như đã xem xét tới việc phát triển vũ khí hạt nhân một cách lén lút.