Mười năm sau cuộc chiến lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nền kinh tế Iraq đang phát triển mạnh, theo những con số thống kê - nhưng hầu hết người Iraq nói họ chưa được hưởng lợi do kinh tế thăng tiến. Thông tín viên Đài VOA Scott Bobb tường trình từ Baghdad.
Thị trường chứng khoán Baghdad, một tổ chức phi lợi nhuận tư, mở cửa một năm sau khi Saddam Hussein bị lật đổ-thay thế Thị trường chứng khoán Iraq do chính phủ làm chủ.
Giám đốc Taha Ahmed al-Rubaye cho biết có 125 công ty tư và hợp doanh tại Iraq. Tuy nhiên căn cứ vào tầm vóc của nền kinh tế, lẽ ra phải có nhiều hơn từ 5 đến 10 lần. Chính phủ vẫn còn chế ngự nền kinh tế và gây trở ngại cho cải cách.
“Hiến pháp có ghi Iraq phải trở thành một quốc gia thị trường tư bản… với một nền kinh tế thị trường, hay đại loại như thế trong tương lai. Không thể nào làm việc này, làm cho lãnh vực tư nhân hoạt động bên cạnh lãnh vực chính phủ, trừ phi thành lập những công ty.”
Kinh tế Iraq tăng trưởng 9% một năm. Và mức sản xuất dầu thô hiện nay lên đến gần 3 triệu thùng một ngày, giúp cho Iraq trở thành nước xuất khẩu dầu đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Ả Rập Saudi và Nga.
Những cửa hàng mới đầy các hàng hóa đắt tiền là một chỉ dấu cho thấy có sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên hình ảnh khác biệt đối với hầu hết những người Iraq phải vất vả để sống còn. Cô Intissar Fadl đi mua hàng nói giá thực phẩm quá cao.
“Một triệu lần tốt hơn dưới thời Saddam.”
Người bán quần áo Lateef Saleh cho biết bất ổn chính trị làm tổn hại cuộc sống của ông.
“Khi có một vụ nổ, khách hàng không đến vì sợ hãi, ngay cả khi có nhiều lực lượng an ninh ở chung quanh.”
Nhiều người Iraq than phiền là chính phủ thất bại trong việc xây dựng đường xá và những tiện ích công cộng như những nhà máy điện và nước sạch.
Một viên chức Mỹ điều tra những gian lận trong chương trình tái thiết của Hoa Kỳ tại Iraq, ông Stuart Bowen nói lý do chính yếu là tham nhũng.
“Người Iraq thực sự cần phải dẹp bỏ tham nhũng, và điều đó có nghĩa là phải hiện đại hóa hệ thống trách nhiệm. Hiện nay tiến trình ngân sách của Iraq rất sơ đẳng, và điều này ngăn trở việc nhìn thấu đáo bên trong về hàng tỉ đô la của ngân sách được chi tiêu như thế nào.”
Ông Bowen nói 8 tỉ đô la trong số 60 tỉ đô la của chương trình tái thiết Hoa Kỳ bị chuyển đi nơi khác. Và một viên chức chống tham nhũng cao cấp của Iraq nói 800 triệu đô la được chuyển một cách bất hợp pháp mỗi tuần sang các tài khoản của ngân hàng nước ngoài qua những hợp đồng gian lận.
Các chuyên viên nói hệ quả Iraq là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới.
Thị trường chứng khoán Baghdad, một tổ chức phi lợi nhuận tư, mở cửa một năm sau khi Saddam Hussein bị lật đổ-thay thế Thị trường chứng khoán Iraq do chính phủ làm chủ.
Giám đốc Taha Ahmed al-Rubaye cho biết có 125 công ty tư và hợp doanh tại Iraq. Tuy nhiên căn cứ vào tầm vóc của nền kinh tế, lẽ ra phải có nhiều hơn từ 5 đến 10 lần. Chính phủ vẫn còn chế ngự nền kinh tế và gây trở ngại cho cải cách.
“Hiến pháp có ghi Iraq phải trở thành một quốc gia thị trường tư bản… với một nền kinh tế thị trường, hay đại loại như thế trong tương lai. Không thể nào làm việc này, làm cho lãnh vực tư nhân hoạt động bên cạnh lãnh vực chính phủ, trừ phi thành lập những công ty.”
Kinh tế Iraq tăng trưởng 9% một năm. Và mức sản xuất dầu thô hiện nay lên đến gần 3 triệu thùng một ngày, giúp cho Iraq trở thành nước xuất khẩu dầu đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Ả Rập Saudi và Nga.
Những cửa hàng mới đầy các hàng hóa đắt tiền là một chỉ dấu cho thấy có sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên hình ảnh khác biệt đối với hầu hết những người Iraq phải vất vả để sống còn. Cô Intissar Fadl đi mua hàng nói giá thực phẩm quá cao.
“Một triệu lần tốt hơn dưới thời Saddam.”
Người bán quần áo Lateef Saleh cho biết bất ổn chính trị làm tổn hại cuộc sống của ông.
“Khi có một vụ nổ, khách hàng không đến vì sợ hãi, ngay cả khi có nhiều lực lượng an ninh ở chung quanh.”
Nhiều người Iraq than phiền là chính phủ thất bại trong việc xây dựng đường xá và những tiện ích công cộng như những nhà máy điện và nước sạch.
Một viên chức Mỹ điều tra những gian lận trong chương trình tái thiết của Hoa Kỳ tại Iraq, ông Stuart Bowen nói lý do chính yếu là tham nhũng.
“Người Iraq thực sự cần phải dẹp bỏ tham nhũng, và điều đó có nghĩa là phải hiện đại hóa hệ thống trách nhiệm. Hiện nay tiến trình ngân sách của Iraq rất sơ đẳng, và điều này ngăn trở việc nhìn thấu đáo bên trong về hàng tỉ đô la của ngân sách được chi tiêu như thế nào.”
Ông Bowen nói 8 tỉ đô la trong số 60 tỉ đô la của chương trình tái thiết Hoa Kỳ bị chuyển đi nơi khác. Và một viên chức chống tham nhũng cao cấp của Iraq nói 800 triệu đô la được chuyển một cách bất hợp pháp mỗi tuần sang các tài khoản của ngân hàng nước ngoài qua những hợp đồng gian lận.
Các chuyên viên nói hệ quả Iraq là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới.