Năm 1988, Nhật Bản có 8 trong 10 công ty lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay Nhật không có công ty nào nằm trong 20 công ty hàng đầu thế giới. Trước năm 2050, Nhật có 44% dân số già hơn 60 tuổi, và ngay lúc này, Nhật đã là nước có nhiều người già nhất thế giới.
Ông Barry Bosworth thuộc viện nghiên cứu Brookings của Mỹ nói rằng, đội ngũ lao động giảm sút sẽ gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế của Nhật, khi có thêm nhiều người tham gia hệ thống hưu bổng và chăm sóc sức khỏe.
Tổng sản lượng nội địa, hay GDP, của Nhật không tăng trưởng kể từ thập niên 1960, và các khoản nợ của Nhật gấp đôi GDP của họ.
Tại Châu Âu tuổi thọ của dân chúng cũng cao hơn, và có sự giảm sút mạnh về sinh suất tại khu vực này. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nói rằng, hệ số người nghỉ hưu trên người lao động tại Châu Âu sẽ tăng gấp đôi vào trước năm 2050.
Đức là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, nhưng cũng là một quốc gia nữa có dân số già nua và ngày càng giảm sút. Là một lực thúc đẩy kinh tế tại Châu Âu, Đức cũng phải đối diện với tiềm năng thiếu hụt khoảng hai triệu công nhân có tay nghề cao trong vòng 10 năm nữa. Vào năm 2000, Đức đã mở cửa để các công nhân trẻ có tay nghề cao từ các quốc gia Châu Âu khác nhập cư, nhưng cho tới nay chỉ có một số nhỏ những người này tới Đức.
Hoa Kỳ mang gánh nặng nợ nần 140 ngàn triệu đô la, cũng có một dân số già nua. Khoảng năm 2030, những người 65 tuổi hay già hơn sẽ chiếm gần 20% dân số Mỹ. Và theo ông David Rosnick thuộc Trung Tâm Chính Sách Kinh tế và Khảo Cứu, thì Hoa Kỳ có một hệ thống chăm sóc sức khỏe rất tốn kém.
Theo ông Barry Bosworth thì sự kết hợp giữa vấn đề công nhân già nua với vấn đề nợ nần chồng chất có tác dụng tai hại đối với các nền kinh tế tiên tiến. Ông Bosworth nói Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Liên Hiệp Châu Âu chắc sẽ tăng trưởng chậm hơn trong tương lai và nợ nần của Hoa Kỳ có thể gây trở ngại cho khả năng của nước này trong việc yểm trợ các công dân cao niên.
Mặc dầu là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới, Trung Quốc cũng phải đối diện với vấn đề lực lượng lao động già nua. Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con được đưa ra năm 1979 đã thực hiện được điều họ muốn là giảm bớt đà gia tăng dân số khoảng 300 triệu người. Nhưng theo ông Bosworth, chính sách vừa kể đã làm chậm lại số người trẻ bước vào lực lượng lao động, và kết quả là xã hội Trung Quốc sẽ bắt đầu già đi mau chóng trong những thập niên sắp tới.
Một số nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phải đối diện với những khó khăn về ngân sách và dân số của họ ngày càng già đi.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1