Công ty Moderna và đối tác Merck ngày 26/7 loan báo bắt đầu nhận bệnh nhân vào một cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối thử nghiệm vắc-xin ung thư da dựa trên cơ chế mRNA cá nhân hóa kết hợp với liệu pháp miễn dịch Keytruda.
Dữ liệu từ một nghiên cứu giai đoạn giữa nơi 157 bệnh nhân đã cho thấy sự kết hợp với vắc-xin giúp giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong nơi các bệnh nhân bị ung thư hắc tố, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, khi so sánh với Keytruda đơn thuần.
Hơn 1.000 bệnh nhân từ hơn 25 quốc gia dự kiến sẽ được đưa vào cuộc thử nghiệm hiện tại, với những bệnh nhân đầu tiên được ghi danh ở Úc.
Moderna và đối tác Merck đang thử nghiệm vắc-xin nơi bệnh nhân ung thư hắc tố có khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ trước khi được điều trị bằng thuốc kết hợp với vắc-xin hoặc chỉ một mình thuốc Keytruda.
Vắc-xin được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để tạo ra tế bào T, một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể, dựa trên dấu hiệu đột biến cụ thể của khối u.
Thuốc Keytruda của Merck là cái gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được thiết kế để vô hiệu hóa một loại protein có tên là “cái chết được lập trình 1”, hay PD-1, giúp ung thư trốn tránh hệ thống miễn dịch.
Công ty BioNTech và Gritstone Bio cũng đang nghiên cứu các loại vắc-xin ung thư cạnh tranh dựa trên công nghệ mRNA.
Các nhà khoa học trong nhiều chục năm theo đuổi giấc mơ về một vắc-xin điều trị ung thư nhưng không mấy thành công. Theo các chuyên gia trong ngành, vắc-xin mRNA, có thể được sản xuất chỉ trong vòng 8 tuần, kết hợp với các loại thuốc tăng cường hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến một thế hệ trị liệu ung thư mới.
Mục tiêu chính của thử nghiệm giai đoạn cuối là đo lường thời gian bệnh nhân sống mà không bị ung thư tái phát một khi được điều trị bằng sự kết hợp này, so với được điều trị chỉ bằng thuốc Keytruda.
Diễn đàn