Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang công du ở Thái Lan, nơi ông đã ký một số thỏa thuận kinh tế quan trọng với Thủ tướng Thái Lan. Thông tín viên Danielle Bernstein tường trình từ Bangkok rằng dự án xây dựng hải cảng nước sâu vốn được trù tính từ lâu nhưng vẫn còn vấp phải những trở ngại.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2010, Tổng thống Miến Điện Thein Sein và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã ký ba biên bản ghi nhớ trong chuyến công du đầu tiên của ông đến Thái Lan.
Các thỏa thuận bao gồm cam kết của chính phủ Thái Lan hỗ trợ chính phủ Miến Điện chuẩn bị cho vai trò chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á mà nước này sẽ đảm nhiệm vào năm 2014.
Bà Yingluck nhấn mạnh với các phóng viên rằng chính phủ Thái Lan đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy tiến độ thi công cảng biển nước sâu Dawei. Dự án ở phía nam Miến Điện này sẽ cho phép tàu bè đi từ Ấn Độ Dương vào mà không phải qua Eo biển Malacca.
Bà Yingluck nói hai bên nhất trí sẽ cho liên thông giữa cảng nước sâu Dawei với cảng nước sâu Laem Chabang ở Thái Lan. Bà cho biết hai phía cũng đã thảo luận thêm về việc phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực Dawei cũng như việc phát triển vùng ven biển phía đông của Thái Lan.
ItalThai, công ty mẹ của công ty xây dựng chính trong dự án, vẫn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, và tập đoàn MaxMyanmar, đối tác thực hiện ở Miến Điện, đã làm các nhà đầu tư sững sờ vì quyết định rút ra khỏi dự án này hồi tháng trước.
Mặc dù hải cảng này có thể giúp giảm bớt lưu lượng tàu bè qua lại Eo biển Malacca và mở thêm một lộ trình vận chuyển dầu khác cho Trung Quốc, dự án này sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì cho Miến Điện là điều chưa được rõ.
Ông Sean Turnell thuộc Đại học Macquarie ở Australia chỉ ra rằng kinh tế của Thái Lan được hưởng lợi từ dự án này nhiều hơn là Miến Điện.
Ông Turnell nói: “Tất cả mọi lợi thế đều thuộc về Thái Lan chứ không phải Miến Điện. Bởi vì hải cảng này thực ra giúp cho việc tiếp cận Bangkok, những xí nghiệp sản xuất của Thái Lan, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhiều thứ khác nằm sâu trong lãnh thổ được nhanh chóng hơn. Hải cảng này chỉ nằm trên một dải đất nhỏ xíu thuộc Miến Điện và thực sự khó mà hỗ trợ được cho ngành công nghiệp của Miến Điện, hay khó để tiếp cận được thị trường Miến Điện.”
Ngành công nghiệp xuất khẩu gạo của Miến Điện từ lâu đã tìm kiếm một cảng nước sâu để thúc đẩy hoạt động buôn bán. Nhưng cảng nước sâu Dawei cách lưu vực sông Irrawaddy quá xa mà nơi đây lại là vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất của Miến Điện. Bà Yingluck đã cam kết sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo của Miến Điện nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về khả năng mở thêm cửa khẩu biên giới, hợp tác phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, vấn đề lao động nhập cư Miến Điện ở Thái Lan và cuộc chiến chống lại hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy.
Bà Yingluck cũng hoan nghênh những tiến bộ đang diễn ra tại Miến Điện dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein. Cải cách chính trị và kinh tế dưới thời chính phủ Thein Sein đã khiến đầu tư nước ngoài tăng lên, nhưng các nhóm nhân quyền vẫn lên tiếng nhắc nhở chính phủ Miến Điện về hồ sơ nhân quyền của nước này.
Hiệp hội người Rohingya Miến Điện tại Thái Lan đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày hôm nay trong khi lãnh đạo hai nước đang họp. Những người biểu tình đòi chính phủ Thái Lan gây áp lực lên Tổng thống Thein Sein bãi bỏ tình trạng khẩn cấp tại bang Rakhine, nơi mà bạo lực giáo phái và sắc tộc đã nổ ra hồi tháng trước giữa sắc dân Rohingya và sắc dân Rakhine.
Ông Benjamin Zawacki thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng, một cách tổng thể, tình hình nhân quyền ở Miến Điện, còn gọi là Myanmar, đã trở nên xấu đi trong năm qua mặc dù có những cải cách chính trị to lớn.
Ông Zawacki cho biết: “Tổng thống Thein Sein vẫn khẳng định rằng người Rohingya không phải là công dân Miến Điện và hiện giờ thì ông ta cho phép lực lượng an ninh viện vào tình trạng khẩn cấp mà ra tay đàn áp nhóm sắc dân thiểu số này, bất kể tình trạng hiện thời của họ. Và tôi cho đó là một vết đen trên hồ sơ nhân quyền của nước này. Dĩ nhiên điều này đi ngược lại những tuyên bố rằng tình hình nhân quyền ở Myanmar đang được cải thiện về mọi mặt.”
Tổng thống Thein Sein sẽ gặp các lãnh đạo trong cộng đồng người Miến Điện ở Thái Lan trong chuyến thăm đại sứ quán vào ngày thứ Ba, trước khi ông lên đường trở về Miến Điện.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2010, Tổng thống Miến Điện Thein Sein và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã ký ba biên bản ghi nhớ trong chuyến công du đầu tiên của ông đến Thái Lan.
Các thỏa thuận bao gồm cam kết của chính phủ Thái Lan hỗ trợ chính phủ Miến Điện chuẩn bị cho vai trò chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á mà nước này sẽ đảm nhiệm vào năm 2014.
Bà Yingluck nhấn mạnh với các phóng viên rằng chính phủ Thái Lan đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy tiến độ thi công cảng biển nước sâu Dawei. Dự án ở phía nam Miến Điện này sẽ cho phép tàu bè đi từ Ấn Độ Dương vào mà không phải qua Eo biển Malacca.
Bà Yingluck nói hai bên nhất trí sẽ cho liên thông giữa cảng nước sâu Dawei với cảng nước sâu Laem Chabang ở Thái Lan. Bà cho biết hai phía cũng đã thảo luận thêm về việc phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực Dawei cũng như việc phát triển vùng ven biển phía đông của Thái Lan.
ItalThai, công ty mẹ của công ty xây dựng chính trong dự án, vẫn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, và tập đoàn MaxMyanmar, đối tác thực hiện ở Miến Điện, đã làm các nhà đầu tư sững sờ vì quyết định rút ra khỏi dự án này hồi tháng trước.
Mặc dù hải cảng này có thể giúp giảm bớt lưu lượng tàu bè qua lại Eo biển Malacca và mở thêm một lộ trình vận chuyển dầu khác cho Trung Quốc, dự án này sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì cho Miến Điện là điều chưa được rõ.
Ông Sean Turnell thuộc Đại học Macquarie ở Australia chỉ ra rằng kinh tế của Thái Lan được hưởng lợi từ dự án này nhiều hơn là Miến Điện.
Ông Turnell nói: “Tất cả mọi lợi thế đều thuộc về Thái Lan chứ không phải Miến Điện. Bởi vì hải cảng này thực ra giúp cho việc tiếp cận Bangkok, những xí nghiệp sản xuất của Thái Lan, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhiều thứ khác nằm sâu trong lãnh thổ được nhanh chóng hơn. Hải cảng này chỉ nằm trên một dải đất nhỏ xíu thuộc Miến Điện và thực sự khó mà hỗ trợ được cho ngành công nghiệp của Miến Điện, hay khó để tiếp cận được thị trường Miến Điện.”
Ngành công nghiệp xuất khẩu gạo của Miến Điện từ lâu đã tìm kiếm một cảng nước sâu để thúc đẩy hoạt động buôn bán. Nhưng cảng nước sâu Dawei cách lưu vực sông Irrawaddy quá xa mà nơi đây lại là vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất của Miến Điện. Bà Yingluck đã cam kết sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo của Miến Điện nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về khả năng mở thêm cửa khẩu biên giới, hợp tác phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, vấn đề lao động nhập cư Miến Điện ở Thái Lan và cuộc chiến chống lại hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy.
Bà Yingluck cũng hoan nghênh những tiến bộ đang diễn ra tại Miến Điện dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein. Cải cách chính trị và kinh tế dưới thời chính phủ Thein Sein đã khiến đầu tư nước ngoài tăng lên, nhưng các nhóm nhân quyền vẫn lên tiếng nhắc nhở chính phủ Miến Điện về hồ sơ nhân quyền của nước này.
Hiệp hội người Rohingya Miến Điện tại Thái Lan đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày hôm nay trong khi lãnh đạo hai nước đang họp. Những người biểu tình đòi chính phủ Thái Lan gây áp lực lên Tổng thống Thein Sein bãi bỏ tình trạng khẩn cấp tại bang Rakhine, nơi mà bạo lực giáo phái và sắc tộc đã nổ ra hồi tháng trước giữa sắc dân Rohingya và sắc dân Rakhine.
Ông Benjamin Zawacki thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng, một cách tổng thể, tình hình nhân quyền ở Miến Điện, còn gọi là Myanmar, đã trở nên xấu đi trong năm qua mặc dù có những cải cách chính trị to lớn.
Ông Zawacki cho biết: “Tổng thống Thein Sein vẫn khẳng định rằng người Rohingya không phải là công dân Miến Điện và hiện giờ thì ông ta cho phép lực lượng an ninh viện vào tình trạng khẩn cấp mà ra tay đàn áp nhóm sắc dân thiểu số này, bất kể tình trạng hiện thời của họ. Và tôi cho đó là một vết đen trên hồ sơ nhân quyền của nước này. Dĩ nhiên điều này đi ngược lại những tuyên bố rằng tình hình nhân quyền ở Myanmar đang được cải thiện về mọi mặt.”
Tổng thống Thein Sein sẽ gặp các lãnh đạo trong cộng đồng người Miến Điện ở Thái Lan trong chuyến thăm đại sứ quán vào ngày thứ Ba, trước khi ông lên đường trở về Miến Điện.