Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein hứa sẽ trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị tại nước ông trước cuối năm nay.
Ông Thein Sein đưa ra lời hứa này hôm qua trong một bài diễn văn đọc tại London, trong chuyến đi đầu tiên của ông tới thăm nước Anh.
Ông Thein Sein đã được Thủ Tướng Anh David Cameron đón tiếp nồng nhiệt. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về các quan hệ thương mại và hợp tác quân sự đang tăng giữa hai nước.
Thủ Tướng Cameron cũng thúc giục Tổng Thống Miến Ðiện bảo vệ nhân quyền.
Tổng Thống Thein Sein nói hàng ngàn tù nhân đã được thả khỏi các nhà tù Miến Ðiện.
Ông Thein Sein nói một ủy ban đang dồn nỗ lực để giải quyết các trường hợp của những người còn bị giam trong tù.
Nhà lãnh đạo Miến Ðiện còn nói rằng ông đang tiến gần tới chỗ điều giải được một thỏa thuận ngưng bắn trên toàn quốc, để chấm dứt các cuộc tranh chấp lâu năm giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc khác nhau.
Chuyến đi thăm của Tổng Thống Thein Sein đã gặp phải sự chống đối của một số người biểu tình phản đối thành tích nhân quyền của Miến Ðiện.
Bỏ tù các đối thủ chính trị là dấu ấn của chế độ cai trị quân sự tại Miến Ðiện trước đây, dẫn đến một loạt biện pháp cấm vận chính trị và kinh tế mà các nước phương Tây đang bắt đầu nới lỏng kể từ sau các cuộc bầu cử dân chủ cách đây 2 năm.
Không lâu sau khi lên nắm quyền, Tổng Thống Thein Sein trả tự do cho khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi, người được coi như một biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Ðiện.
Bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia tổng cộng 20 năm trong 24 năm trước đó, vì những hoạt động chính trị của bà.
Bất chấp các cải cách của ông Thein Sein, giới hoạt động nhân quyền cả bên trong lẫn bên ngoài quốc gia Đông Nam Á này ước lượng rằng vào cuối năm ngoái, còn có hơn 300 tù chính trị bị giam dưới chế độ quân nhân cũ vẫn tiếp tục mòn mỏi trong các nhà tù Miến Ðiện.
Tổng Thống Miến Ðiện còn phải đối mặt với tình trạng bạo lực giáo phái ngày càng tăng trong nước, nơi khoảng 140,000 người, đa số là người Hồi giáo Rohingya, phải rời bỏ nhà cửa ở Tây Miến Ðiện để đi lánh nạn, kể từ khi thành phần đa số theo đạo Phật và thiểu số theo Hồi giáo bắt đầu xung đột với nhau hồi năm ngoái.
Ông Thein Sein đưa ra lời hứa này hôm qua trong một bài diễn văn đọc tại London, trong chuyến đi đầu tiên của ông tới thăm nước Anh.
Ông Thein Sein đã được Thủ Tướng Anh David Cameron đón tiếp nồng nhiệt. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về các quan hệ thương mại và hợp tác quân sự đang tăng giữa hai nước.
Thủ Tướng Cameron cũng thúc giục Tổng Thống Miến Ðiện bảo vệ nhân quyền.
Tổng Thống Thein Sein nói hàng ngàn tù nhân đã được thả khỏi các nhà tù Miến Ðiện.
Ông Thein Sein nói một ủy ban đang dồn nỗ lực để giải quyết các trường hợp của những người còn bị giam trong tù.
Nhà lãnh đạo Miến Ðiện còn nói rằng ông đang tiến gần tới chỗ điều giải được một thỏa thuận ngưng bắn trên toàn quốc, để chấm dứt các cuộc tranh chấp lâu năm giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc khác nhau.
Chuyến đi thăm của Tổng Thống Thein Sein đã gặp phải sự chống đối của một số người biểu tình phản đối thành tích nhân quyền của Miến Ðiện.
Bỏ tù các đối thủ chính trị là dấu ấn của chế độ cai trị quân sự tại Miến Ðiện trước đây, dẫn đến một loạt biện pháp cấm vận chính trị và kinh tế mà các nước phương Tây đang bắt đầu nới lỏng kể từ sau các cuộc bầu cử dân chủ cách đây 2 năm.
Không lâu sau khi lên nắm quyền, Tổng Thống Thein Sein trả tự do cho khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi, người được coi như một biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Ðiện.
Bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia tổng cộng 20 năm trong 24 năm trước đó, vì những hoạt động chính trị của bà.
Bất chấp các cải cách của ông Thein Sein, giới hoạt động nhân quyền cả bên trong lẫn bên ngoài quốc gia Đông Nam Á này ước lượng rằng vào cuối năm ngoái, còn có hơn 300 tù chính trị bị giam dưới chế độ quân nhân cũ vẫn tiếp tục mòn mỏi trong các nhà tù Miến Ðiện.
Tổng Thống Miến Ðiện còn phải đối mặt với tình trạng bạo lực giáo phái ngày càng tăng trong nước, nơi khoảng 140,000 người, đa số là người Hồi giáo Rohingya, phải rời bỏ nhà cửa ở Tây Miến Ðiện để đi lánh nạn, kể từ khi thành phần đa số theo đạo Phật và thiểu số theo Hồi giáo bắt đầu xung đột với nhau hồi năm ngoái.