BANGKOK —
Các nhà hoạt động nhân quyền ở Đông Nam Á cảnh báo về mối rủi ro ngày càng nhiều đối với những người tranh đấu cho quyền lợi của các cộng đồng và bảo vệ môi trường, sau khi xảy ra những vụ giết hại được nhiều người chú ý trong vài năm qua. Họ nói rằng tăng trưởng kinh tế ở Á châu làm gia tăng những sự mâu thuẫn với các cộng đồng địa phương và gây nguy hiểm cho những nhà hoạt động chống lại các dự án phát triển qui mô lớn. Từ Bangkok, thông tín viên Ron Corben của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Hồi đầu tháng này, cảnh sát đã xô xát với những người biểu tình, hầu hết là phụ nữ, ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Những người này biểu tình chống lại việc chính quyền buộc họ phải dọn nhà đi nơi khác để lấy đất xây dựng một khu nhà hạng sang.
Những cuộc biểu tình như vậy đã xảy ra rất nhiều ở Campuchia. Năm nay, Hội Ân xá Quốc tế cho biết trong bản phúc trình hàng năm của họ là quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền tự do hội họp ở Campuchia đã xuống cấp, một phần là vì những vụ cưỡng bức di dời và chiếm đoạt đất đai.
Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế FIDF cho biết chính phủ Campuchia đã nhượng khoảng 2 triệu 200 ngàn hécta đất cho hơn 200 công ty. Những tổ chức khác nói rằng con số đó có thể lên tới 4 triệu hécta, tương đương với một phần năm của diện tích đất canh tác ở vương quốc này.
Bà Shalmali Guttal, một nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức phi chính phủ Focus on Global South, nói rằng các nhà hoạt động tích cực thường xuyên bị đe dọa ở Campuchia.
"Tại Campuchia, các đại diện của cộng đồng địa phương, những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các nhà báo, thậm chí các nhà lập pháp, thường xuyên bị đe dọa hoặc bị kiện tụng vì muốn bảo vệ cho nhà cửa, đất đai và rừng núi của mình. Những vụ xung đột có dính líu tới đầu tư, môi trường đã tăng mạnh trong vài năm qua."
Những cuộc biểu tình ở Campuchia đánh dấu một xu thế ở khắp vùng Đông Nam Á, nơi mà một vụ bùng phát đầu tư vào các khu vực nông nghiệp, chế tạo và địa ốc đang làm thay đổi diện mạo của các nền kinh tế và các cộng đồng.
Các nước trong vùng đã có được tỉ lệ tăng trưởng hàng năm lên tới 7 hoặc 8% trong những năm vừa qua, đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo túng. Nhưng phần lớn những khoản đầu tư mới được thúc đẩy bởi những dự án phát triển qui mô lớn, trong đó có nhiều dự án có đầu tư nước ngoài.
Các nhà tranh đấu nhân quyền, như bà Shalmali Guttal, cho rằng các cộng đồng địa phương thường phải trả một cái giá quá đắt cho tăng trưởng và phát triển.
Bà Shalmali cho biết: "Những vụ vi phạm nhân quyền, sự hủy hoại môi trường và sự gia tăng của nạn bất bình đẳng. Đó là một phần không thể tách rời của mô thức phát triển này. Vì vậy Á châu có thể là đầu máy của tăng trưởng và có thể là khu vực sẽ giúp cho phần còn lại của thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng tài chánh hoặc thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhưng các cộng đồng, môi trường và nhân quyền ở Á châu phải trả một cái giá khổng lồ."
Tại Miến Điện, vụ xung đột vì Dự án Mỏ đồng Letpadaung – một liên doanh giữa quân đội Miến Điện và các nhà đầu tư Trung Quốc, đã đưa tới việc 3 nhà hoạt động chống lại dự án bị nhà cầm quyền truy nã hồi tháng 6. Mỏ đồng này đã triệt hạ 26 ngôi làng và làm cho hơn 2.800 héc ta đất bị tịch thu.
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rằng sự mở cửa của kinh tế Miến Điện làm cho giai cấp quyền thế ở nước này tranh nhau hưởng lợi từ những thương vụ về đất đai và những dự án phát triển.
Ông Robertson nói: "Trước đây họ nằm ngoài dòng chính toàn cầu, nhưng đột nhiên họ trở thành những người nắm giữ tất cả mọi sự quan hệ và tất cả đều có khả năng làm cho công việc được trôi chảy ở Miến Điện. Đây là những người hiện nay đang trục lợi để củng cố vị thế của gia đình họ trong một thế hệ hoặc nhiều thế hệ."
Trước đây trong năm nay, Lào đã được cộng đồng quốc tế chú ý sau khi xảy ra vụ biệt tích của ông Sombath Somphone, một chuyên gia phát triển cộng đồng được nhiều người biết tiếng. Ông Sombath đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức diễn đàn “nhân dân” tại hộïi nghị thượng đỉnh Á châu Âu châu hồi năm ngoái. Cho tới nay vẫn chưa rõ ông đang ở đâu và còn sống hay đã chết.
Tại Thái Lan, ông Srisuwan Janya, một luật sư về quyền môi trường, cho biết hơn 20 nhà hoạt động đã bị giết hại trong 12 năm qua vì vận động chống lại những dự án phát triển. Ông nói rằng bạo động phát xuất từ sự liên hệ mật thiết giữa các thương gia ở địa phương với những người hoạt động chính trị và các giới chức trong chính quyền.
Ông Janya cho biết: "Những người vận động chống lại các dự án như vậy phải đối mặt với những mối nguy hiểm rất lớn. Những quyền lợi của các cộng đồng địa phương thường không được bảo vệ một cách thỏa đáng."
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi cộng đồng quốc tế nắm giữ một vai trò lớn hơn trong việc ngăn chận những sự lạm dụng trong các dự án phát triển và bảo vệ những nhà hoạt động cộng đồng tại các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng họ thừa nhận rằng một số những dự án phát triển lớn nhất trong khu vực này có tác dụng vô cùng to lớn về kinh tế và chính trị và vì vậy những người chống đối các dự án đó sẽ tiếp tục đối mặt với những mối rủi ro khi họ lên tiếng phản đối.
Hồi đầu tháng này, cảnh sát đã xô xát với những người biểu tình, hầu hết là phụ nữ, ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Những người này biểu tình chống lại việc chính quyền buộc họ phải dọn nhà đi nơi khác để lấy đất xây dựng một khu nhà hạng sang.
Những cuộc biểu tình như vậy đã xảy ra rất nhiều ở Campuchia. Năm nay, Hội Ân xá Quốc tế cho biết trong bản phúc trình hàng năm của họ là quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền tự do hội họp ở Campuchia đã xuống cấp, một phần là vì những vụ cưỡng bức di dời và chiếm đoạt đất đai.
Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế FIDF cho biết chính phủ Campuchia đã nhượng khoảng 2 triệu 200 ngàn hécta đất cho hơn 200 công ty. Những tổ chức khác nói rằng con số đó có thể lên tới 4 triệu hécta, tương đương với một phần năm của diện tích đất canh tác ở vương quốc này.
Bà Shalmali Guttal, một nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức phi chính phủ Focus on Global South, nói rằng các nhà hoạt động tích cực thường xuyên bị đe dọa ở Campuchia.
"Tại Campuchia, các đại diện của cộng đồng địa phương, những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các nhà báo, thậm chí các nhà lập pháp, thường xuyên bị đe dọa hoặc bị kiện tụng vì muốn bảo vệ cho nhà cửa, đất đai và rừng núi của mình. Những vụ xung đột có dính líu tới đầu tư, môi trường đã tăng mạnh trong vài năm qua."
Những cuộc biểu tình ở Campuchia đánh dấu một xu thế ở khắp vùng Đông Nam Á, nơi mà một vụ bùng phát đầu tư vào các khu vực nông nghiệp, chế tạo và địa ốc đang làm thay đổi diện mạo của các nền kinh tế và các cộng đồng.
Các nước trong vùng đã có được tỉ lệ tăng trưởng hàng năm lên tới 7 hoặc 8% trong những năm vừa qua, đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo túng. Nhưng phần lớn những khoản đầu tư mới được thúc đẩy bởi những dự án phát triển qui mô lớn, trong đó có nhiều dự án có đầu tư nước ngoài.
Các nhà tranh đấu nhân quyền, như bà Shalmali Guttal, cho rằng các cộng đồng địa phương thường phải trả một cái giá quá đắt cho tăng trưởng và phát triển.
Bà Shalmali cho biết: "Những vụ vi phạm nhân quyền, sự hủy hoại môi trường và sự gia tăng của nạn bất bình đẳng. Đó là một phần không thể tách rời của mô thức phát triển này. Vì vậy Á châu có thể là đầu máy của tăng trưởng và có thể là khu vực sẽ giúp cho phần còn lại của thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng tài chánh hoặc thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhưng các cộng đồng, môi trường và nhân quyền ở Á châu phải trả một cái giá khổng lồ."
Tại Miến Điện, vụ xung đột vì Dự án Mỏ đồng Letpadaung – một liên doanh giữa quân đội Miến Điện và các nhà đầu tư Trung Quốc, đã đưa tới việc 3 nhà hoạt động chống lại dự án bị nhà cầm quyền truy nã hồi tháng 6. Mỏ đồng này đã triệt hạ 26 ngôi làng và làm cho hơn 2.800 héc ta đất bị tịch thu.
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rằng sự mở cửa của kinh tế Miến Điện làm cho giai cấp quyền thế ở nước này tranh nhau hưởng lợi từ những thương vụ về đất đai và những dự án phát triển.
Ông Robertson nói: "Trước đây họ nằm ngoài dòng chính toàn cầu, nhưng đột nhiên họ trở thành những người nắm giữ tất cả mọi sự quan hệ và tất cả đều có khả năng làm cho công việc được trôi chảy ở Miến Điện. Đây là những người hiện nay đang trục lợi để củng cố vị thế của gia đình họ trong một thế hệ hoặc nhiều thế hệ."
Trước đây trong năm nay, Lào đã được cộng đồng quốc tế chú ý sau khi xảy ra vụ biệt tích của ông Sombath Somphone, một chuyên gia phát triển cộng đồng được nhiều người biết tiếng. Ông Sombath đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức diễn đàn “nhân dân” tại hộïi nghị thượng đỉnh Á châu Âu châu hồi năm ngoái. Cho tới nay vẫn chưa rõ ông đang ở đâu và còn sống hay đã chết.
Tại Thái Lan, ông Srisuwan Janya, một luật sư về quyền môi trường, cho biết hơn 20 nhà hoạt động đã bị giết hại trong 12 năm qua vì vận động chống lại những dự án phát triển. Ông nói rằng bạo động phát xuất từ sự liên hệ mật thiết giữa các thương gia ở địa phương với những người hoạt động chính trị và các giới chức trong chính quyền.
Ông Janya cho biết: "Những người vận động chống lại các dự án như vậy phải đối mặt với những mối nguy hiểm rất lớn. Những quyền lợi của các cộng đồng địa phương thường không được bảo vệ một cách thỏa đáng."
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi cộng đồng quốc tế nắm giữ một vai trò lớn hơn trong việc ngăn chận những sự lạm dụng trong các dự án phát triển và bảo vệ những nhà hoạt động cộng đồng tại các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng họ thừa nhận rằng một số những dự án phát triển lớn nhất trong khu vực này có tác dụng vô cùng to lớn về kinh tế và chính trị và vì vậy những người chống đối các dự án đó sẽ tiếp tục đối mặt với những mối rủi ro khi họ lên tiếng phản đối.